Thứ bảy 20/04/2024 06:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quản lý, phát triển đô thị: Tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết 148/NQ-CP

18:25 | 02/01/2023

(Xây dựng) – Năm 2022, Bộ Xây dựng tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW. Việc triển khai hiệu quả Nghị quyết số 148/NQ-CP cũng sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng trong năm 2023.

Quản lý, phát triển đô thị: Tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết 148/NQ-CP

Năm 2022: Đạt được nhiều thành quả quan trọng

Một trong những thành quả nổi bật của Bộ Xây dựng trong năm 2022 là tham mưu Chính phủ, phối hợp Ban Kinh tế Trung ương trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển bền vững đô thị Việt Nam. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến quan trọng về lượng và chất trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị (PTĐT).

Để sớm đưa Nghị quyết số 06-NQ/TW vào cuộc sống, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW.

Bên cạnh đó, Bộ cũng hoàn thành và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, từng bước đổi mới công tác phân loại đô thị, sát hơn với thực tiễn phát triển của địa phương, phù hợp xu thế và yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.

Bộ đã rà soát, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 11/2013/ND-CP theo hướng cắt giảm các thủ tục hành chính ở cấp Bộ, phân cấp cho UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực PTĐT.

Bộ Xây dựng tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai đúng tiến độ Đề án PTĐT thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến 2030; Kế hoạch PTĐT tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030; Đề án PTĐT Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030... Đến nay, đã có 42/45 địa phương ban hành kế hoạch hành động PTĐT ứng khó với biến đổi khí hậu; 57 địa phương đang triển khai nội dung lĩnh vực PTĐT thông minh, 44/63 đã triển khai đề án PTĐT thông minh…

Bộ Xây dựng tham gia tổ chức và chủ trì tổ chức nhiều hoạt động nhằm phổ biến các văn bản chỉ đạo, định hướng của Trung ương trong lĩnh vực PTĐT như Hội nghị quán triệt Nghị quyết số 06-NQ/TW (vào tháng 4/2022); Diễn đàn PTĐT bền vững (tháng 6/2022); Hội nghị đô thị toàn quốc...

Thực hiện vai trò thường trực trong hợp tác quốc tế lĩnh vực PTĐT, Bộ Xây dựng đã tham mưu phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về phát triển bền vững đô thị Việt Nam; tham gia Diễn đàn đô thị thế giới lần thứ 11 và thực hiện vai trò thường trực Đại diện quốc gia trong Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN…

Ưu tiên nguồn lực đầu tư PTĐT

Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Trần Quốc Thái cho biết: Năm 2023, Cục tiếp tục tham mưu Bộ Xây dựng đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác PTĐT như tập trung hoàn thành nhiệm vụ Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn; Hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây dựng Luật để quản lý, PTĐT…

Cục sẽ tham mưu cho Bộ Xây dựng đôn đốc, đề nghị các địa phương quan tâm, chỉ đạo: Rà soát kỹ phương án phát triển hệ thống đô thị của tỉnh trong quy hoạch tỉnh, phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 148/NQ-CP, Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15; Rà soát, xây dựng Chương trình PTĐT tỉnh và từng đô thị, tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch, Chương trình PTĐT…

Ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư để hoàn thành các nhiệm vụ đã được yêu cầu rõ tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 148/NQ-CP...

Đến hết năm 2022, cả nước đã có 888 đô thị, với tỷ lệ đô thị hóa tính theo khu vực nội thành nội thị và các đô thị mới ước đạt 41,7%, đạt chỉ tiêu kế hoạch của năm.

Minh Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load