Thứ sáu 26/04/2024 04:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quản lý gián đoạn nguồn cung để duy trì tăng trưởng kinh tế Việt Nam giữa đại dịch

15:54 | 29/06/2021

(Xây dựng) – Tùy tình hình tại từng địa phương, hành động của Chính phủ nhằm giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với chuỗi cung ứng và các hoạt động sản xuất kinh doanh đang góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế.

quan ly gian doan nguon cung de duy tri tang truong kinh te viet nam giua dai dich
Tiến sỹ Phạm Công Hiệp đề xuất một số biện pháp nhằm giúp Việt Nam quản lý gián đoạn nguồn cung và duy trì tăng trưởng kinh tế trong suốt đại dịch.

Rủi ro kinh tế do gián đoạn nguồn cung

Giảng viên cấp cao và Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Đại học RMIT, Tiến sỹ Phạm Công Hiệp đã đánh giá những rủi ro kinh tế do gián đoạn nguồn cung ở một số lĩnh vực khác nhau trong đại dịch.

Tiến sỹ Phạm Công Hiệp cho biết: “Do tính chất công việc nên phần lớn nhân công trong lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ thiết yếu, không thể làm việc tại nhà. Nếu họ buộc phải ở nhà sẽ gây ra hậu quả xấu đến hoạt động sản xuất, xử lý đơn hàng và quản lý nguyên liệu thô”.

“Nguồn cung hàng gia dụng sẽ biến động khi người tiêu dùng lo ngại về tác động tiêu cực của việc đình trệ sản xuất. Nhu cầu tăng cao khiến cho tình trạng thiếu hụt càng trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến hiệu ứng Bullwhip khi nhu cầu thị trường về một sản phẩm bị bóp méo”, ông giải thích thêm.

“Đối với các dịch vụ như cho thuê nhà, y tế và giải trí, nhu cầu có thể sẽ tăng hoặc giảm mạnh trong thời gian ngắn khi nhân viên phải thay đổi nơi làm việc do hạn chế đi lại”.

Tiến sỹ Phạm Công Hiệp còn đưa ra ví dụ về các cơ sở y tế tuyến tỉnh có thể phải đối mặt với tình trạng bệnh nhân tăng vì người dân không thể đến bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh do biện pháp cách ly với những người trở về từ nơi này.

Theo Tiến sỹ Phạm Công Hiệp, việc sản xuất và tiêu thụ hàng tươi sống cũng sẽ bị ảnh hưởng khi hiện nay mỗi khu vực có xu hướng chuyên môn hóa một số mặt hàng nhất định và không thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi đột ngột từ phía khách hàng.

Vừa phòng chống Covid-19, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế

Bằng chứng thực tế từ nhiều quốc gia cho thấy quan điểm mâu thuẫn về tác động chính của đại dịch đối với nền kinh tế thế giới.

Một số cho rằng chính việc giãn cách xã hội, chứ không phải Covid-19, đang gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Một số khác nghĩ rằng nếu để dịch bệnh lây lan không kiểm soát, các hoạt động kinh tế có thể giảm tới 30% mỗi tháng do nhân công bị nhiễm Covid-19 không thể đến làm việc. Đó là chưa tính tới các tác động xã hội khác như tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.

Để đáp ứng mục tiêu kép của Chính phủ, Tiến sỹ Phạm Công Hiệp đề xuất một số biện pháp nhằm cân bằng cuộc chiến chống vi rút và những nỗ lực phục hồi kinh tế.

Xác định các ngành kinh tế mũi nhọn và mức độ giảm thiểu hoạt động tối đa các ngành này có thể chấp nhận do giãn cách xã hội mà không gây tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Các ngành này gồm vật tư y tế và năng lượng, sản xuất hàng hóa thiết yếu và các chuỗi cung ứng dịch vụ chủ chốt, và vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Xác định và tối ưu hoá các ngành có thể bố trí làm việc từ xa và hoạt động hiệu quả ngay cả khi tiếp xúc xã hội tối thiểu, chẳng hạn như giáo dục, công nghệ hoặc dịch vụ thương mại. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc giảm bớt các hoạt động xã hội trong một số ngành nhất định cũng sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm cho người lao động trong các ngành thiết yếu.

Đưa ra hướng dẫn, quy trình và quy định đánh giá rủi ro, đồng thời củng cố hành vi phù hợp của mọi thành viên trong chuỗi cung ứng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh chung. Điều này giúp tránh việc một số doanh nghiệp đầu tư lớn cho các biện pháp an toàn của công ty nhưng toàn bộ chuỗi cung ứng lại kém hiệu quả do một số thành viên không tuân thủ.

Thiết lập các biện pháp y tế tránh gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách chấp nhận mức độ lây nhiễm trong cộng đồng ở mức kiểm soát được để giảm thiểu rủi ro và chi phí cho nền kinh tế. Việc trở lại tình trạng bình thường phụ thuộc vào khả năng truy tìm nguồn lây, xét nghiệm quy mô lớn và cách ly người nhiễm hiệu quả.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load