Thứ năm 25/04/2024 09:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quà Tết, biết từ chối ấy là bản lĩnh của người lãnh đạo!

10:53 | 18/01/2022

Việc biếu tặng quà Tết có giá trị cao không còn đơn thuần là món quà thể hiện tình cảm mà đã biến tướng, nhuốm màu động cơ, vụ lợi. Bởi vậy, biết từ chối đó là bản lĩnh của người lãnh đạo.

qua tet biet tu choi ay la ban linh cua nguoi lanh dao

Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về việc chăm lo, tổ chức đón Tết an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, thực hiện tốt an sinh xã hội. Chỉ thị của Ban Bí thư đặc biệt nhấn mạnh: "Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức...".

Tinh thần chỉ đạo này được Thủ tướng Chính phủ quán triệt tại Chỉ thị số 35 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, gắn với phòng, chống dịch Covid-19. Việc nghiêm cấm tặng quà Tết cấp trên được các tỉnh, thành tiếp tục khẳng định trong kế hoạch tổ chức đón Tết của địa phương mình.

Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết là vấn đề luôn được lãnh đạo Đảng, Chính phủ quán triệt hàng năm. Điều đó chứng tỏ, xung quanh vấn đề là nét đẹp văn hóa truyền thống này vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới tiêu cực, tham nhũng.

Người Việt Nam có truyền thống trọng tình, trọng nghĩa. Bởi vậy, vào mỗi dịp Lễ, Tết là thời điểm để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa đó đang dần biến tướng, trở thành cơ hội để một bộ phận lợi dụng vào đó nhằm thực hiện các ý đồ vụ lợi hay mang động cơ thiếu trong sáng.

Thế nhưng, để xác định như thế là quà Tết thuộc diện "bị cấm" không hề dễ dàng trong khi việc đưa - nhận quà tặng đã được biến hóa với hình thức hết sức tinh vi. Qua rồi cái thời dòng người rồng rắn xếp hàng trước nhà riêng của lãnh đạo để đưa quà Tết hay từng đoàn xe biển xanh "đổ bộ" về Thủ đô "chúc Tết".

"Quà Tết" nay "mỏng, nhẹ" nhưng giá trị cao, hoặc sẽ được đưa một cách kín đáo qua các "sân sau", chỉ người tặng biết, người nhận biết, ngoài ra không ai biết. Một ông chủ bán đào Tết đã từng khẳng định với tôi có gốc đào hàng chục, thậm chí cả gần trăm triệu đồng được doanh nghiệp mua rồi yêu cầu vận chuyển đến nhà "sếp lớn".

"Đồng tiền đi liền khúc ruột", chẳng ai bỗng nhiên mang cả trăm triệu đồng mua cây đào đi biếu Tết với "động cơ trong sáng" hay vì tình cảm đơn thuần. Và với kiểu tặng quà như thế, thật khó để cơ quan chức năng phát hiện được.

Việc tặng - nhận quà Tết có tính hai chiều. Bởi vậy, để "chặn" tình trạng này, ngày 1/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó quy định rõ "Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình...".

Theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, năm 2019 cả nước chỉ có 3 trường hợp nộp lại quà tặng với tổng giá trị là 103 triệu đồng; năm 2020 có 7 người nộp lại quà tặng với giá trị 305 triệu đồng, một cơ quan nhận quà tặng không đúng quy định, số tiền 240 triệu đồng; năm 2021, có 4 trường hợp nộp lại quà tặng với số tiền 350 triệu đồng.

Người viết tin rằng, đây chỉ là những trường hợp cá biệt. Thực tế còn nhiều đồng chí "chưa bị lộ" hoặc cũng chẳng ai dại gì nhận quà rồi mang trả lại, bởi khác nào "lạy ông tôi ở bụi này".

Việc nghiêm cấm tặng quà Tết cấp trên và quy định người có chức vụ, quyền hạn không được nhận quà tặng không chỉ ngăn chặn những biến tướng, tiêu cực mà còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên nâng cao trách nhiệm nêu gương của mình, qua đó giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc ta vào dịp Tết đến, Xuân về.

Để ngăn chặn được tình trạng biếu, nhận quà Tết, không chỉ cần những chế tài cụ thể mà trước hết, người lãnh đạo phải thực sự có bản lĩnh, biết từ chối và kiên quyết từ chối. Bởi, nếu người nhận từ chối thì người biếu cũng không thể thực hiện được ý đồ của mình.

Theo Hoàng Lam/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load