Thứ tư 11/09/2024 19:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phố đi bộ - Nét văn hóa độc đáo của hồ Gươm

23:37 | 23/01/2017

(Xây dựng) - Hồ Gươm không chỉ dành cho những  người đi bộ mà còn là nơi giao lưu văn hóa, tinh thần trong những ngày nghỉ cuối tuần của người lao động. Đồng thời, đây cũng là điểm dừng chân thú vị của khách du lịch trong và ngoài nước đến Thủ đô.


Họa sĩ vẽ trực tiếp cho du khách người nước ngoài. Ảnh: La Duy.

Tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm mới hoạt động cách đây không lâu nhưng đã được nhiều khách nước ngoài và nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Thủ đô nói riêng rất đồng tình ủng hộ, phấn khởi và tự hào có thêm một nơi giao lưu tốt cho Thủ đô Hà Nội hiện nay.


Họa sĩ Lê Minh vẽ trực tiếp cho khách du lịch nước ngoài. Ảnh: Văn Thế.

Những tuyến đi bộ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Đinh Liệt, Hàng Bạc Tạ Hiền, Mã Mây... đã được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động trong nhiều năm nay, tạo được hiệu quả tích cực đối với du khách đến với Thủ đô.


Du khách đi bộ và múa hát bên Hồ Gươm. Ảnh: Mạng xã hội

Tuyến phố đi bộ ở xung quanh Hồ Gươm được nhiều người nước ngoài và các tổ chức, cá nhân tài năng đến góp vui bằng những màn trình diễn độc đáo nhằm trải nghiệm học hỏi, đồng thời cũng muốn được giao lưu thêm trong sự nghiệp và cuộc sống thường ngày. Vấn đề này cần được hoan nghênh, ủng hộ và tạo điều kiện cho những hoạt động vui chơi ca hát,... thu thút được nhiều khác du lịch đến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh đó, những dịch vụ hoạt động có tính chất kinh doanh lâu dài như: Hội họa, Âm nhạc, Xiếc, Ảo thuật... được tổ chức phải theo quy định của cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn để bảo đảm an ninh, cũng như vệ sinh môi trường được trong sạch của Thủ đô.


Một số tiết mục biểu diễn ở tuyến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm.

Một số ý kiến góp ý những tuyến phố đi bộ này cần có thêm các dịch vụ ăn uống nhẹ ở những ngã ba giáp ranh với hồ Hoàn Kiếm... để phục vụ nhu cầu của đông đảo du khách trong và ngoài nước, là những điểm dừng chân nghỉ ngơi, ngồi ngắm vẻ đẹp của Tháp Rùa lung linh trong đêm Hà Nội.

Theo phản ánh của một số người dân, đầu tháng 1/2017 vừa qua, có một tốp sinh viên đến đây đàn hát vui vẻ, ngồi  gần trước cửa UBND TP. Lúc đó có rất nhiều người đứng xem và cổ vũ, có người cho tiền nhưng tốp sinh viên này nhất định không lấy của quý khách... Mục đích nhóm này đến đây để góp vui và trau dồi thêm trải nghiệm cho nghiệp song đã bị lực lượng bảo vệ ra cấm không cho hoạt động ca hát, yêu cầu giải tán ngay.

Cũng trong thời gian này, có một thanh niên người nước ngoài đến đây biểu diễn xiếc trên dây có để một chiếc túi bên cạnh, ai thích thì tùy tâm bỏ tiền vào túi. Diễn viên xiếc nghiệp dư này cũng bị các anh bảo vệ mời ra ngoài không cho biểu diễn. Về vấn đề khách du lịch đến đây vui chơi có thưởng, không có tính chất cờ bạc gian lận, không phải kinh doanh lâu dài, cơ quan chức năng nên xem xét hoạt động theo hình thức bán vé, đóng góp phần nào cho các chi phí tổ chức ở nơi đây ngày càng tốt hơn.


Vui chơi bên hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Mạng xã hội

Những hoạt động lành mạnh và bổ ích cho tinh thần mọi người đến đây cần được khuyến khích và tạo điều kiện cho những người tham gia góp vui trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần xem xét và hướng dẫn tổ chức ở đúng nơi quy định để bảo đảm an ninh và vệ sinh môi trường luôn trong sạch, góp phần làm cho Thủ đô thêm những giá trị văn minh, lịch sự, xứng tầm Thủ đô ngàn năm văn hiến.


Du khách xem họa sĩ vẽ chân dung trực tiếp ở tuyến phố đi bộ. Ảnh: Phạm Bích Liên.


Du khách nước ngoài ngồi chung vui với một số người dân Hà Nội ở tuyến phố đi bộ Hoàn Kiếm. Ảnh: mạng xã hội

Phạm Đức Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đạo diễn Mai Thanh Tùng: Dồn hết tâm huyết cho “Vinh quang thầm lặng 2024”

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024''. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng, tiếp sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương đã mang đến cho khán giả những phút giây hào hùng, lắng đọng đầy cảm xúc.

  • Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các nghệ sỹ tại Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/9, tại Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 và trao giải Cánh diều vàng Phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim Mai, đạo diễn Huỳnh Trấn Thành.

  • Sắp diễn ra Triển lãm “Otherwise – Mặt khác”

    (Xây dựng) - Dự án nghệ thuật “Mặt khác – Otherwise” là dự án sáng tạo bởi ba nghệ sỹ hàng đầu trong các lĩnh vực hội họa, văn học và điêu khắc, gồm họa sỹ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Triển lãm trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi, dự kiến khai mạc vào ngày 13/9 tại Hội quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm. Triển lãm được coi là một lời tri ân của ba nghệ sỹ hàng đầu với nơi họ sinh ra và lớn lên – Hà Nội.

  • Cánh diều vàng 2024: Lan tỏa giá trị nhân văn qua chuỗi hoạt động thiện nguyện

    (Xây dựng) - Nằm trong chuỗi hoạt động của giải thưởng Cánh diều vàng 2024, sáng 10/9, ngay trước thềm lễ trao giải, Ban tổ chức cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.

  • Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

    Các nhà khoa học trong nước và quốc tế khẳng định Lạng Sơn có đầy đủ giá trị có ý nghĩa toàn cầu để có thể xây dựng, phát triển một công viên địa chất, hướng tới trở thành công viên địa chất toàn cầu.

  • Hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ tham dự với 163 tác phẩm tranh giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 sẽ diễn ra vào ngày 10/9 tại quảng trường Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dự kiến có hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load