(Xây dựng) – Như Báo Điện tử Xây dựng đã đưa tin ngày 02/7, vụ việc người dân chung cư Vinaconex 21 phải sử dụng nước bẩn từ bể chứa cứu hỏa, thang máy không được bảo trì thường xuyên gây mất an toàn cho cư dân và một số hạng mục kém chất lượng khác.
Một tòa nhà cao lớn và đồ sộ nhưng chất lượng sinh hoạt lại quá tồi.
Để xác minh chính xác hơn về những thông tin cư dân phản ánh, phóng viên Báo Điện tử Xây dựng đã liên hệ tới văn phòng Công ty CPXD 21 (Vinaconex21) để làm rõ sự việc. Thế nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Anh liên hệ với anh Vinh - Ban quản lý tòa nhà”.
Nhận thấy có gì không ổn, tôi nhấc máy gọi cho anh Vinh, thì một nhân viên nữ thông báo anh Vinh không có ở đây. Anh có thể gặp anh Bình, chịu trách nhiệm kỹ thuật của tòa nhà, anh ấy sẽ giải thích cho anh rõ ràng.
Lại một lần nữa tôi nhấc máy liên lạc, anh Bình nói: “Anh cứ tới thì gọi cho tôi”. Khi tới phòng kỹ thuật viên của chung cư Vinaconex 21, tôi nhấc máy gọi thì anh Bình đã tắt máy. Đơi một lúc lâu, tôi quay lại hỏi cô nhân viên nữ ở trong phòng. Cô trả lời: “Em cũng không biết anh Bình, anh Vinh đi đâu, số điện thoại em cũng không có”.
Điều kỳ cục khi đều là đồng nghiệp mà lại không có số điện thoại, kì cục hơn khi tôi vừa ra khỏi chung cư 15 phút gọi lại số anh Bình thì đổ chuông như thường nhưng không ai bắt máy.
Đường xá xung quanh chung cư chỉ có hai công nhân nữ đang dọn dẹp.
Bên cạnh đó, trước khi Báo Điện tử Xây dựng đưa tin ngày 02/7, toàn bộ đường xá trong chung cư vẫn lầy lội, đầy ổ voi ổ gà. Ngày hôm nay thì đã có sự rục rịch, san san lấp lấp. Thử hỏi với một chiếc máy xúc loại mini và hai công nhân quốc đường. Liệu tiến độ sẽ được giàn trải trong bao lâu.
Một chiếc máy xúc mini đang làm đường, liệu tiến độ sẽ đi tới đâu.
Hay khi chỉ có những lời kêu cứu của cư dân, những động thái của truyền thông và báo giới thì chủ đầu tư mới có những hành động nho nhỏ để che mắt những mục đích lớn lao.
Đống đất đầu đường vào khu chung cư.
Được biết kinh phí đóng góp cho việc bảo trì phần sở hữu chung của chung cư Vinaconex 21 là 2% tổng giá trị hợp đồng (theo Điều 54, nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ).
Như vậy, với căn hộ 75,3 m2, đơn giá 1 m2 sàn là 8.400.000đ/m2 (giá tại Vinaconex 21). Chủ căn hộ phải đóng 12.650.000đ phí bảo trì tòa nhà. Trong khi đó, biết bao hộ dân tại tòa nhà cũng phải chịu mức phí như vậy. Thậm chí, có thể nhiều hơn.
Câu hỏi là khoản tiền lớn dành cho bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà giờ đang ở đâu? Chúng đã được sử dụng vào mục đích gì? Ai có thể trả lời được ngoài Vinaconex 21.
Đề nghị chủ đầu tư Vinaconex 21 sớm có văn bản chính thức trả lời thỏa đáng những thắc mắc mà bấy lâu nay mà người dân ở đây phải gánh chịu. Để họ sớm ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, không còn những lo lắng, hoài nghi về vấn đề sinh hoạt tối thiểu hằng ngày.
Báo Điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Việt Khoa
Theo