Thứ sáu 26/04/2024 05:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

11:35 | 19/01/2021

Quảng Ninh đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó chú trọng đến du lịch, dịch vụ biển và công nghiệp ven biển theo hướng thân thiện môi trường.

phat trien quang ninh tro thanh trung tam kinh te bien manh
Một góc khu vực Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Nguồn: TTXVN)

Tỉnh Quảng Ninh đang trên đà phát triển để trở thành một trong các trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với hệ thống cảng biển nước sâu; trọng tâm là các địa phương gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà gắn với các ngành kinh tế biển; trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới thông qua đường biển.

Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy (Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng) cho biết Quảng Ninh đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó chú trọng đến du lịch, dịch vụ biển và công nghiệp ven biển theo hướng thân thiện môi trường.

Về du lịch, dịch vụ biển, Quảng Ninh kỳ vọng trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng-an ninh.

Tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, thương mại tại các địa bàn ven biển và hải đảo; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển khu du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao, du lịch cộng đồng và đầu mối giao thương quốc tế theo hướng: Tập trung phát triển nhanh theo hướng bền vững du lịch sinh thái, hình thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế tại Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô và các xã đảo ở Hải Hà, Móng Cái, khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.

Trong đó, phát triển thành phố Hạ Long thành thành phố du lịch biển hiện đại và văn minh, đưa Vân Đồn-Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao, trung tâm công nghiệp giải trí đẳng cấp khu vực, phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp giải trí đạt đẳng cấp quốc tế.

Tỉnh đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá tại các huyện Cô Tô, Vân Đồn; hình thành 3 trung tâm nghề cá trọng điểm gắn với vùng nuôi trồng thủy sản và ngư trường trọng điểm tại các địa phương như: Vân Đồn, Cô Tô, Đầm Hà; hình thành hai trung tâm thương mại thủy sản tại thành phố Hạ Long.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển hạ tầng dịch vụ logistics theo hướng hiện đại hóa, thích ứng với xu thế phát triển của thương mại thế giới; phát triển logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu thương mại, phát huy lợi thế chiến lược để Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ cho phát triển kinh tế biển.

Về công nghiệp ven biển và ngành kinh tế kiểu mới, theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy nhấn mạnh Quảng Ninh ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng chính như công nghiệp sửa chữa và đóng tàu chú trọng ứng dụng công nghệ lắp ráp tàu chất lượng cao, du thuyền...; đồng thời tăng cường liên kết giữa ngành đóng tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và vào các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành đóng tàu.

Tỉnh phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản theo hướng tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, đặc biệt chú trọng đến công tác an toàn thực phẩm, hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của các thị trường lớn trên thế giới.

Quảng Ninh cũng áp dụng những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chuyển từ khai thác xuất khẩu thô sang chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng và tiết kiệm tài nguyên biển.

Cùng với đó, tỉnh nghiên cứu phát triển một số ngành công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của thế giới phục vụ phát triển kinh tế biển; công nghiệp dịch vụ cảng biển-logistics, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp du lịch, công nghiệp giải trí như du thuyền, taxi nước, moto nước, thủy phi cơ, khinh khí cầu, lặn biển...

Tỉnh Quảng Ninh phát triển Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà thành trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn với các chức năng là trung tâm công nghiệp quy mô lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; phát triển Khu công nghiệp-dịch vụ Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên thành khu công nghiệp-dịch vụ đa năng gắn với cảng Lạch Huyện và khu vực Đình Vũ (thành phố Hải Phòng).

Tỉnh quan tâm phát triển một số ngành kinh tế biển dựa vào lợi thế tài nguyên biển, đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển./.

Theo Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load