Thứ sáu 20/09/2024 10:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Phát triển nông thôn - kinh nghiệm của Hàn Quốc

10:13 | 28/10/2014

(Xây dựng) - Vào những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những trường hợp “lạc hậu” ở châu Á (Philippines được coi là một trong những quốc gia tiên tiến nhất, chỉ đứng sau Nhật Bản). Ngày hôm nay, Hàn Quốc lại trở thành một trong những nền kinh tế phát triển cao trên thế giới trong khi Philippines vẫn đang cố gắng để có được vị trí là một nền kinh tế đang nổi lên ra khỏi danh sách của các nền kinh tế kém phát triển. Vậy Hàn Quốc đã làm gì để có được vị trí hiện nay? Dĩ nhiên, rất nhiều yếu tố làm nên sự khác biệt này nhưng chúng ta hãy điểm lại một số lý do nổi bật cho sự thành công của Hàn Quốc.


Hình ảnh lạc hậu của Hàn Quốc trước những năm 1960.

Ngày hôm nay, Hàn Quốc trở thành một trong những nền kinh tế phát triển cao trên thế giới, vậy họ đã làm gì để có được vị trí hiện nay?

Đó là Hàn Quốc đã đưa ra rất nhiều giải pháp tập trung phát triển ngành công nghiệp để dẫn đến sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, đồng thời quốc gia này đặt niềm đam mê và niềm tin vào việc phát triển khu vực nông thôn và công nghiệp cùng một lúc. Như vậy, với sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp, từ đó đã mở đường cho nền tảng vững chắc của tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong nhiều thập kỷ bắt đầu từ những năm 1970. Ngày nay, Hàn Quốc mạnh cả về đô thị và nông thôn. Dù ở đâu, hầu hết người dân cũng được hưởng một trong những tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Á. Lý do cho sự thành công trong việc phát triển nông thôn là gì? Đó chính là các phong trào Saemaul Undong - có nghĩa là phong trào "Cộng đồng Mới".


Hình ảnh của phong trào Saemaul Undong năm 1970.

Phong trào bắt đầu vào ngày 22/4/1970 như một chiến dịch phát triển nông thôn. Sau đó, sức lan tỏa được ví như “cháy rừng” trên toàn Hàn Quốc. Chiến dịch được thiết lập theo sự chỉ dẫn của Tổng thống Park Chung-hee. Tổng thống đã từng lập luận "Tôi tin rằng nếu chúng ta chăm lo cho cộng đồng bằng chính bàn tay của mình với tinh thần tự chủ và độc lập, bằng mồ hôi của chính mình, sau này đời sống của chúng ta sẽ cải thiện xứng đáng". Khi phong trào được phát động, Hàn Quốc bắt đầu cất cánh về mặt kinh tế và không có sự tụt hậu từ đó. Philippines ngày nay cũng được cho là quốc gia đang cất cánh nhưng vẫn cần một nền tảng vững chắc và hỗ trợ phát triển nông thôn. Phần lớn sự tăng trưởng kinh tế mà là ở khu vực thành phố và nông thôn lại bị bỏ quên. Trên thực tế, cái nghèo vẫn hiện hữu rất nhiều ở nông thôn. Thống kê cho thấy rằng trong khi nghèo đói ở khu vực đô thị chỉ khoảng 10% dân số nhưng ở khu vực nông thôn, điều này có thể tăng cao khoảng 50% hoặc hơn.

Hàn Quốc đã trải qua vấn đề này vào thời điểm những năm 1970. Vì thế, phong trào Saemaul Undong đã được hình thành để giải quyết vấn đề này. Phong trào tìm cách loại bỏ mọi sự nghèo khó của quá khứ, để thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp. Giáo sư Kim Yu-Hyok của Đại học Dankuk viết: "Phong trào Saemaul là một động lực vươn tới sự tích cực, tự lực và hợp tác. Nó chạm đến hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống để thúc đẩy sự tiến bộ từ sức mạnh của tinh thần tự lực cánh sinh”.


Một số hình ảnh Hàn Quốc ngày nay.

Nhìn lại cả quá trình, có thể nhận thấy Hàn Quốc chia làm ba giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn đầu tiên 1971-1973, nhấn mạnh vào việc cải thiện điều kiện làng xã, cải thiện đường giao thông, thủy lợi, cấp nước và cải thiện tổng thể môi trường xung quanh. Nhà nước lúc đó cung cấp 355 bao xi măng cho mỗi làng (có 33.267 làng) trong năm 1971. Dân làng đã được trao tay miễn phí để xây dựng đường giao thông, sửa chữa và cơ sở hạ tầng nông nghiệp khác. Lao động tự nguyện, một cách "công bằng" trong các dự án.

Giai đoạn thứ hai, 1974-1976, tập trung vào giáo dục và đào tạo là động lực tiếp theo của phong trào Saemaul. Đào tạo thấm nhuần tinh thần của phong trào Saemaul vào tâm trí của người dân và hướng dẫn họ cách nâng cao thu nhập và nâng cao kỹ năng nghề thủ công. Trường nông nghiệp, đặc biệt cung cấp các khóa học về công nghệ canh tác hiện đại và làm thế nào để vận hành và bảo trì thiết bị nông nghiệp. Trong thời gian này, phong trào đã đi xa hơn khu vực nông thôn, vươn tới các thành phố và các nhà máy. Giai đoạn thứ ba từ năm 1977 trở đi, phong trào đã đạt được phát triển đầy đủ với những câu chuyện thành công mẫu mực của hợp tác xã trong làng và thị trấn, cùng với phong trào toàn quốc cho cải cách xã hội.

Đây là các con số thực tế để chứng minh những lợi ích đầu của phong trào Saemaul bao gồm: Năm 1979, thu nhập bình quân đầu người tăng 7 lần so với năm 1970 và tăng khoảng 20 lần so với năm 1960. Kim ngạch xuất khẩu đã tăng 17 lần so với năm 1970. Từ một quốc gia không phát triển trong năm 1960, thời gian này Hàn Quốc xem mình là một trong hàng ngũ của các nước đang phát triển. Hôm nay, Hàn Quốc được phân loại như một nền kinh tế phát triển cao. Như vậy, từ kinh nghiệm thực tế của Hàn Quốc và đôi nét so sánh với Philippines, Việt Nam cũng có thể rút ra những chân lý nhất định để có thể vươn tới tầm cao như xứ xở Kim chi.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load