Thứ sáu 11/10/2024 09:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Phát triển kinh tế đêm – Động lực thu hút khách du lịch tại Hà Nội

11:15 | 21/06/2020

Từ khi triển khai các hoạt động du lịch đêm, trong đó có việc thí điểm mở cửa các quán bar, nhà hàng đến 2 giờ sáng, lượng khách du lịch quốc tế đến lưu trú tại quận Hoàn Kiếm tăng nhanh.

phat trien kinh te dem dong luc thu hut khach du lich tai ha noi
Phố Tạ Hiện - một điểm ăn chơi về đêm, thu hút đông du khách của Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Từ lâu, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực du lịch của Thủ đô vẫn trăn trở với những câu hỏi: Khách du lịch đến Hà Nội chơi gì vào ban đêm, ngành du lịch Thủ đô kích thích khả năng chi tiêu của khách ra sao?...

Sau những nỗ lực xóa tình trạng “cơm tối, rối nước” bằng việc tổ chức các không gian đi bộ, chợ đêm vào các tối cuối tuần; cho phép một số quán bar, nhà hàng trong khu phố cổ mở cửa đến 2 giờ sáng... đã cho thấy việc phát triển kinh tế đêm chính là cách khai thác tốt tiềm năng vốn có, thu hút khách du lịch tại Hà Nội.

Cũng từ đây, thành phố bắt đầu mở lối, thúc đẩy phát triển kinh tế đêm Hà Nội.

Lợi thế hiện hữu

So với các trọng điểm du lịch của Hà Nội thì khu phố cổ là nơi thu hút khách du lịch đông nhất, do có lợi thế là trung tâm của Thủ đô, lại sở hữu hàng loạt các danh thắng, di tích đặc trưng và cũng là nơi lưu giữ dấu tích của đất Kẻ Chợ xưa.

Với những khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu không gian, kiến trúc, di sản phố cổ; muốn mua bán những mặt hàng đặc trưng của các phố nghề xưa; thưởng thức ẩm thực Hà Nội hay khám phá, trải nghiệm cuộc sống người dân phố cổ... họ đều lựa chọn nơi này làm điểm tham quan hoặc lưu trú.

Khi đêm đến, các tuyến phố càng trở nên sôi động, nhộn nhịp, tấp nập người qua lại. Trong đó, khu phố cổ Hà Nội với các tuyến phố: Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng Đào, Mã Mây, Hàng Bè, Đồng Xuân, Hàng Gai… được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết tới bởi sự sầm uất, nhộn nhịp.

Khách du lịch cũng không xa lạ gì với con phố Tạ Hiện chật kín người thưởng thức món ngon phố cổ, “Ngã tư quốc tế” Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến với những cốc bia hơi mát lạnh, giá rẻ, phố Hàng Bạc với những cửa hàng bán đồ trang sức thu hút rất đông khách. Vào các tối cuối tuần, chợ đêm Hàng Đào-Đồng Xuân thu hút hàng vạn khách tham quan mua sắm. Bên cạnh đó, để tạo thêm sức hấp dẫn, Ban quản lý phố cổ Hà Nội còn tổ chức nhiều điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách. Đáng lưu ý, trong số khách tham quan có rất đông khách nước ngoài đến trải nghiệm và lưu trú ngay tại phố cổ.

Anh Johan Alvin, khách du lịch đến từ Thụy Điển bày tỏ sự thích thú khi được khám phố cổ Hà Nội ban đêm trong những ngày tham quan Hà Nội. Anh cùng bạn bè rất thích khi được uống cà phê vỉa hè, thưởng thức ẩm thực ở phố Đinh Liệt, nghe âm nhạc truyền thống trên phố Mã Mây. Anh Alvin cho biết, do Hà Nội lệch múi giờ với Thụy Điển nên nhu cầu vui chơi, giải trí ban đêm rất cần cho những người như anh và các bạn.

Từ năm 2016, thành phố Hà Nội đã cho phép quận Hoàn Kiếm triển khai thí điểm một số quán bar, nhà hàng mở cửa đến 2 giờ sáng, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch. Các cơ sở này phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, tiếng ồn, an toàn trật tự, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh.

Sau khi rà soát, có 65 cơ sở kinh doanh đủ điều kiện tham gia, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Dù còn nhiều vấn đề cần điều chỉnh trong thời gian tới, song phải thừa nhận, lượng khách đông hơn trước, doanh thu của các cơ sở kinh doanh tăng khoảng 30% so với trước khi có chủ trương thí điểm.

Khai thác tiềm năng

Không thể phủ nhận lợi ích của kinh tế đêm mang lại đã tạo động lực cho du lịch Hà Nội phát triển. Theo Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, từ khi triển khai các hoạt động du lịch đêm, trong đó có việc thí điểm mở cửa các quán bar, nhà hàng đến 2 giờ sáng, lượng khách du lịch quốc tế đến lưu trú tại quận Hoàn Kiếm đã tăng nhanh: năm 2016 đạt gần 1,4 triệu lượt du khách, tăng 22,8% so với cùng kỳ; năm 2017 đạt 1,95 triệu lượt du khách, tăng 30,2%; năm 2018 đạt gần 2,2 triệu lượt du khách, tăng 12%; năm 2019 gần 2,5 triệu lượt du khách tăng 13%. Ngoài ra, số lượng cửa hàng kinh doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chuyển sang các hoạt động dịch vụ du lịch tăng 594 cơ sở (khu phố cổ, phố cũ có 568 cơ sở; khu vực ngoài đê có 26 cơ sở).

Những người làm du lịch trên địa bàn Hà Nội đều mong muốn thành phố có kế hoạch phát triển kinh tế đêm một cách bài bản, quy củ; qua đó không chỉ tăng thêm sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách mà còn tác động cho các ngành kinh tế, dịch vụ khác phát triển. Đặc biệt, khu vực Hoàn Kiếm chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng của Hà Nội, nếu khai thác tốt vào ban đêm, lượng khách du lịch sẽ tăng nhanh hơn.

Hà Nội là trung tâm trung chuyển khách du lịch của khu vực phía Bắc, khách không chỉ đến Hà Nội tham quan mà nếu muốn đi các tỉnh, thành khác đều phải qua Hà Nội.

Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho rằng: "Hà Nội cần phát triển kinh tế đêm để kích thích khách lưu trú và chi tiêu. Vào ban ngày, du khách thường tham quan các di tích, danh thắng thì chỉ có ban đêm mới là thời điểm khách cần chi tiêu nhiều.

Từ hiệu quả kinh tế đêm mang lại, ông Nguyễn Anh Quân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm khẳng định, trong thời gian tới, Hoàn Kiếm tập trung nghiên cứu, xây dựng và triển khai Đề án thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm theo hướng tổ chức xuyên đêm, có phân loại theo mô hình tổ chức, có phân kỳ thực hiện.

Mô hình tổ chức sẽ bao gồm: tổ chức ngoài trời và trong nhà, tổ chức trong các không gian đi bộ và các địa bàn khác của quận. Không chỉ Hoàn Kiếm, một số quận, huyện khác trên địa bàn Hà Nội cũng đang tập trung phát triển kinh tế đêm như quận Tây Hồ với Không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực đường phố tại phố Trịnh Công Sơn. Việc phát triển kinh tế đêm cũng cần có cơ chế quản lý tốt, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, vừa tạo động lực thúc đẩy du lịch tăng trưởng./.

Theo Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • “Phát triển đại lý hải quan” – tối ưu hóa quy trình thông quan

    (Xây dựng) - Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) thông qua kênh đại lý làm thủ tục hải quan đang là một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, hoạt động của các đại lý hải quan đã thu được một số kết quả, đóng góp cho sự phát triển các dịch vụ trong hoạt động XNK. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những thách thức cần được hóa giải trong thời gian tới.

  • Đề xuất quy định quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại.

  • Cần chính sách hỗ trợ để xanh hóa ngành ô tô

    (Xây dựng) - Phát triển giao thông xanh đang là xu hướng tất yếu, nhằm giúp giảm tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Tại Việt Nam, muốn phát triển giao thông xanh, cần có chính sách hỗ trợ để xanh hóa ngành ô tô, cả ở phía doanh nghiệp sản xuất ô tô lẫn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

  • Thành phố Tây Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 70% kế hoạch

    (Xây dựng) - Theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2024, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) đã đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, để đạt hiệu suất cao hơn nữa, trong thời gian tới, thành phố Tây Ninh còn phải sát sao việc giải ngân và giải phóng mặt bằng tại các dự án đã được phê duyệt.

  • Phát triển hạ tầng thương mại biên giới, chợ biên giới Lai Châu

    (Xây dựng) - Nhận thức được tiềm năng và nhiều lợi thế lớn tới từ vị trí địa lý, tỉnh Lai Châu đã và đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nhằm phát huy tối đa các lợi thế mà kinh tế cửa khẩu đem lại cho địa phương.

  • Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Nga đề xuất khảo sát đầu tư dự án điện gió

    (Xây dựng) - Công ty TNHH NovaWind Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần Rosatom Renewable Energy – doanh nghiệp hàng đầu trong năng lượng điện gió tại Nga vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh và mong muốn được tạo điều kiện để nghiên cứu khảo sát, thiết kế xây dựng dự án điện gió phù hợp trên địa bàn.

Xem thêm
  • Quảng Nam: Xem xét đề nghị điều chỉnh dự án của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6847 về việc điều chỉnh dự án khai thác vàng Phước Sơn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết đề nghị điều chỉnh Dự án vàng Phước Sơn của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn theo đúng quy định.

    19:50 | 10/10/2024
  • Hà Tĩnh: Điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch vùng nông thôn

    (Xây dựng) - Thông tin từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 2303/QĐ-UBND điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt do đơn vị cung ứng cho người dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

    19:37 | 10/10/2024
  • Quảng Nam: Xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể các quy định pháp lý hiện hành và tình hình thực tiễn về nội dung đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort.

    15:52 | 10/10/2024
  • Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Tập đoàn Yumoto Electric

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, tại thành phố Osaka, Nhật Bản, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và giao lưu với Tập đoàn Yumoto Electric. Ông Yumoto Hidetsu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Yumoto Electric; Ông Fukumori Toyoki, Giám đốc kinh doanh, đại diện Tập đoàn Yumoto Electric tại Việt Nam tiếp đoàn.

    15:49 | 10/10/2024
  • Quảng Nam: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy thủy điện An Điềm II

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình vừa có Quyết định số 2356 về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án đầu tư Nhà máy thủy điện An Điềm II tại xã Ba, huyện Đông Giang và xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc của Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng. Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 09/CN-UBND ngày 18/7/2006 và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1934/QĐ-UBND ngày 20/7/2020.

    15:44 | 10/10/2024
  • Tập đoàn Đèo Cả đề xuất cơ chế thúc đẩy dự án trọng điểm giao thông quốc gia

    (Xây dựng) – Vừa qua, Tập đoàn Đèo Cả đã có công văn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về một số vướng mắc và giải pháp liên quan tới những dự án giao thông trọng điểm.

    15:39 | 10/10/2024
  • Xác định năng lực tài chính nhà đầu tư có sử dụng đất thế nào?

    (Xây dựng) - Theo ý kiến của ông Lại Hiệp Hải (Nghệ An), việc không có quy định chi tiết về tiêu chí thẩm định năng lực tài chính sẽ dẫn đến các vướng mắc trong quá trình thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất khi thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư.

    15:35 | 10/10/2024
  • Lực đẩy để Việt Nam trở thành cường quốc biển vào năm 2045

    (Xây dựng) - Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển như chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều giải pháp đồng bộ và táo bạo đang được đặt ra.

    15:23 | 10/10/2024
  • Quảng Ninh: Tiếp tục tiếp cận với công nghệ sản xuất ô tô mới theo hướng xanh

    (Xây dựng) - Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khi đến thăm và làm việc với Nhà máy ô tô Thành Công - nhà máy ô tô đầu tiên của Quảng Ninh tại phường Việt Hưng tại thành phố Hạ Long vào ngày 08/10. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 36,5ha; công suất 120.000 xe/năm; thiết kế là nơi sản xuất, lắp ráp ô tô thương hiệu Skoda theo chương trình hợp tác đầu tư của hãng ô tô hàng đầu Cộng hòa Séc với Tập đoàn Thành Công.

    11:37 | 10/10/2024
  • Nghị quyết phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương

    (Xây dựng) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1215/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương từ dự phòng chung ngân sách Trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các bộ, địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.

    11:35 | 10/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load