Thứ bảy 20/04/2024 17:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phát triển cảng biển TP Hồ Chí Minh ngang tầm khu vực và thế giới

16:11 | 30/11/2022

Thành phố Hồ Chí Minh xác định phát triển hạ tầng cảng biển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh và nước phát triển, thu nhập cao.

Phát triển cảng biển TP Hồ Chí Minh ngang tầm khu vực và thế giới
Cảng container chuyên dụng tại Cát Lái. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định về kế hoạch triển khai thực hiện phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030 phát triển cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh (trong nhóm cảng biển nhóm 4) đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Theo kế hoạch, tổng sản lượng hàng hóa của cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển khác trong nhóm cảng biển số 4 đến năm 2030 có lượng hàng hóa thông qua từ 461 đến 540 triệu tấn (hàng container từ 23 đến 28 triệu TEU); từ 1,7 đến 1,8 triệu lượt khách.

Trong giai đoạn này, Thành phố Hồ Chí Minh rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoặc đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thủy), hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics... kết nối hệ thống hạ tầng cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh đồng bộ, hiệu quả.

Trong số đó, ưu tiên nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ kết nối đồng bộ với cảng biển mới khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xây dựng quy hoạch các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; nghiên cứu quy hoạch, sớm đầu tư cảng container trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ. Đồng thời, tổ chức thực hiện di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn và tiếp tục nghiên cứu di dời các khu bến khác phù hợp với phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát triển cảng biển TP Hồ Chí Minh ngang tầm khu vực và thế giới
Bãi chứa Container hàng hóa tại Tân Cảng Cát Lái. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Đến năm 2050, xây dựng hoàn thiện cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh; đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh và nước phát triển, thu nhập cao.

Tổng sản lượng hàng hóa của cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển khác trong nhóm cảng biển số 4 tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5-3,8%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9 đến 1%/năm.

Để thực hiện mục tiêu này, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các nhóm giải pháp gồm tham mưu, đề xuất về tổ chức thực hiện quy hoạch theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xây dựng “Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch và chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030;” xây dựng “Kế hoạch di dời, chuyển đổi công năng phù hợp quy hoạch sử dụng đất và phát triển không gian đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh đối với khu bến trên sông Sài Gòn,” đồng thời nghiên cứu, đề xuất đầu tư dự án cảng container trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ./.

Theo A.Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Triển khai xây dựng 2 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

    (Xây dựng) – Mới đây, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, hiện đang triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư trên 818 tỷ đồng thuộc Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung bộ. Khi hoàn thành, Tiểu dự án này sẽ cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng đô thị nhằm ổn định duy trì kinh tế - xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu có nhiều diễn biến trầm trọng và phức tạp.

  • An Giang: Sẽ khánh thành cầu Châu Đốc vào ngày 23/4

    (Xây dựng) – UBND tỉnh An Giang thông tin, vào lúc 08 giờ ngày 23/4/2024 tại điểm cuối cầu Châu Đốc (nút giao với đường Châu Long) phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang sẽ diễn ra Lễ thông xe cầu Châu Đốc thuộc Dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Tổng chiều dài cầu tính đến 02 đuôi mố là 667m, tổng mức đầu tư 534.028 triệu đồng.

  • Quảng Nam: Đầu tư hơn 2.700 tỷ nạo vét sông Trường Giang

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng từ vốn vay ODA và ngân sách để nạo vét 60km sông Trường Giang cho tàu lưu thông, thoát lũ, xây 6 cây cầu bắc qua sông này.

  • Đồng Nai: Bao giờ xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu?

    (Xây dựng) - Còn khoảng 40 ngày nữa là đến thời hạn tỉnh Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự án thành phần 1, 2), tuy nhiên, nhiệm vụ này được xem là “bất khả thi” vì còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể xử lý dứt điểm.

  • Quảng Trị: Phấn đấu hoàn thành dự án tuyến đường kết nối trong tháng 7

    (Xây dựng) – UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã và đang chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan của huyện, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án tuyến đường kết nối trong tháng 7/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load