Thứ tư 18/09/2024 07:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phật Ngọc hòa bình thế giới đến với thành phố Đà Nẵng

15:15 | 05/06/2016

Chiều 4/6, tại chùa Nam Hải, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Lễ cung nghinh Phật Ngọc hòa bình thế giới đã diễn ra trước sự chứng kiến của Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Ni Trưởng, Ni Sư chư Đại đức Tăng Ni, thiện nam, tín nữ Phật tử, lãnh đạo các ban ngành thành phố Đà Nẵng, quận Liên Chiểu, và phường Hòa Hiệp Bắc. 


Tượng Phật ngọc Hòa bình thế giới. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)

Phật Ngọc hòa bình thế giới được an vị tại Chùa Nam Hải từ ngày 4 đến 19/6/2016. Đây cũng là một trong những địa điểm cuối cùng mà Phật Ngọc hòa bình thế giới viếng thăm trước khi an vị tại một ngôi chùa tại Australia, kết thúc hành trình du hành qua 20 quốc gia và 90 thành phố trên khắp thế giới.

Trong 15 ngày Phật Ngọc ngự tọa tại đạo tràng Chùa Nam Hải, Ban tổ chức sẽ thực hiện chuỗi các hoạt động gồm: chương trình tu tập, nghe giảng pháp, tụng kinh bái sám, lập đàn tràng, nguyện cầu quốc thái dân an, cầu siêu hương linh để cầu nguyện cho dân tộc và nhân loại sớm chấm dứt chiến tranh, khắc phục mọi thiên tai và nhân họa, chung hưởng một đời sống an lạc, hạnh phúc chân thật. 

Với chương trình tu tập và cầu nguyện như thế, Ban tổ chức muốn nhấn mạnh ý nghĩa đích thực của việc chiêm bái “Phật Ngọc hòa bình thế giới” là mỗi cá nhân, trước biểu tượng tôn nghiêm của Đức Phật, tinh tấn thực hành lời Phật dạy để chuyển hóa tâm thức của mình cho thật an bình, tĩnh tại, thì thế giới sẽ hòa bình, an lạc. Đó cũng là ý nghĩa sâu sắc mà Ban tổ chức và Phật tử hành hương hướng đến trong lễ hội này. Dự kiến sự kiện này có hàng ngàn lượt Phật tử và du khách đến chiêm bái Phật Ngọc. 

Trong khuôn khổ chương trình Lễ Cung nghinh Phật Ngọc hòa bình thế giới, Chùa Nam Hải sẽ phối hợp cùng Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi thành phố Đà Nẵng, Hội Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng, Nhiếp ảnh gia Trần Bích tổ chức chương trình triển lãm tranh Hoa Sen với chủ đề “Đời Sen” nhằm gây quỹ ủng hộ cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; 

Cũng trong lễ khai mạc ngày 4/6, Ban tổ chức đã trao 100 suất học bổng cho các em học sinh nghèo với tổng trị giá 50 triệu đồng. Ngoài ra, trong thời gian này, Chùa Nam Hải sẽ tổ chức Đại Lễ rót đồng đúc tượng Phật Thích Ca cao 5m, nặng 5,5 tấn. Sau khi hoàn thành, tượng Phật Thích Ca sẽ tôn trí thờ tại trung tâm chánh điện Chùa, trở thành pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất thành phố Đà Nẵng và lưu lại dấu ấn hiện diện của Phật Ngọc hòa bình thế giới viếng thăm.

Theo Văn Sơn/Vietnamplus.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load