Thứ hai 07/10/2024 14:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Huyện Thường Xuân (Thanh Hoá):

Phấn đấu thu hẹp khoảng cách với miền xuôi

10:43 | 01/02/2013

Là một huyện miền núi  còn nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển. Những năm qua, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước cùng với nỗ lực tự thân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thường Xuân đã phấn đấu đạt được nhiều thành quả trong xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống, thu nhập của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách với các huyện miền xuôi.


Trụ sở UBND huyện Thường Xuân.

Với quan điểm phát triển kinh tế xã hội dựa trên tiềm năng, thế mạnh của một huyện miền núi. Những năm qua, Thường Xuân đã có nhiều giải pháp hữu hiệu về phát triển lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mở rộng diện tích cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, phát triển nghề rừng gắn với đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Do đó, mặc dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập và lương thực bình quân đầu người của huyện trong nhiều năm trở lại đây luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Sau thắng lợi của năm 2011, bước sang năm 2012, tuy phải tiếp tục đối phó với hàng loạt khó khăn gay gắt như giá cả tăng cao, kinh tế suy thoái, nhất là diễn biến khó lường của thời tiết do đầu năm rét đậm, tiếp đó là mưa lũ gây ngập úng trên diện rộng, dịch bệnh gia súc, gia cầm đã ảnh hưởng lớn đến mùa vụ, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi… Trước tình hình đó, huyện uỷ, UBND huyện đã tập trung bám sát cơ sở, chỉ đạo các cấp, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu bằng mọi giá hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, tiếp tục nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân.


Chăn nuôi gà Mông cho giá trị kinh tế cao ngày càng phát triển tại Thường Xuân.

Nhờ có quyết tâm cao cùng nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thường Xuân vẫn đạt 13,64%, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 47,63%, giảm 2,12% cùng kỳ, với tổng giá trị thu nhập 667,5 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ 52,37%, tăng 2,08% cùng kỳ. Thu nhập bình quân đạt 9,24 triệu đ/người/năm (tăng 11,3% cùng kỳ), tỷ lệ hộ nghèo còn 34,49%,  giảm 4,51% so với năm 2011. Đáng chú ý, mặc dù là huyện miền núi, đất canh tác hạn chế nhưng do chú trọng phát triển sản xuất, hướng tới mục tiêu từng bước đảm bảo an ninh lương thực nên trong năm 2012, mặc dù sản xuất nông nghiệp chịu tác động lớn của thời tiết, dịch bệnh, nhưng tổng sản lượng lương thực có hạt toàn huyện vẫn đạt 28.032 tấn (tăng 6,7% cùng kỳ), lương thực bình quân đầu người vượt 5% so với năm 2011, đạt 330 kg/người/năm. Lĩnh vực chăn nuôi cũng có bước phát triển khá, số lượng đầu gia súc tăng đáng kể so với năm 2011 với tổng đàn trâu 19.046 con, bò 4.862 con, lợn 30.491 con và gia cầm 16.991 con, nuôi trồng thuỷ sản đạt 640 tấn.

Cùng với những thành quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhằm tăng độ che phủ của rừng, đồng thời phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong năm 2012 toàn huyện đã trồng được 1.446,3ha rừng tập trung (tăng 20,5% kế hoạch), trồng 272,15ha cao su tiểu điền, tăng 67,6% so với năm 2011 và vượt 17,3% kế hoạch  tỉnh giao. Về công tác quản lý, bảo vệ rừng, năm 2012, nhờ làm tốt việc tuyên truyền, kiểm soát nên trên địa bàn huyện không để xảy ra cháy rừng. Cùng thời gian, đã phát hiện, xử lý 101 vụ khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã trái phép, thu hồi 113m3 gỗ các loại, 44kg thịt động vật hoang dã, thu nộp, xử phạt và bán đấu giá lâm sản nộp ngân sách 723,6 triệu đồng. Về khai thác, trong năm 2012 toàn huyện đã khai thác, tận thu lâm sản (từ giải phóng mặt bằng các tuyến giao thông) và khai thác gỗ rừng trồng, gỗ vườn được 2.359m3 và 1.633,7 tấn nứa nan thanh và lâm sản khác. Đáng phấn khởi hơn, nhiều hộ trồng rừng đã yên tâm gắn bó với rừng do cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và tiêu thụ được sản phẩm nhờ mạng lưới giao thông ngày càng phát triển.


Một cơ sở  sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ  tại Thường Xuân.

Cùng với sản xuất nông, lâm nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cũng có bước tăng trưởng đáng kể. Trong năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện đạt 365,78 tỷ đồng. Về xây dựng cơ bản, tính đến hết năm 2012, toàn huyện có 79 công trình xây dựng cơ bản, tổng vốn 360,9 tỷ đồng (tăng 6,6% cùng kỳ). Trong đó, riêng năm 2012 có 37 công trình khởi công với số vốn 123,88 tỷ đồng và 17 công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả  tích cực. Cùng với đó, hoạt động thương mại - dịch vụ cũng có mức tăng trưởng khá, đạt tổng giá trị 445,6 tỷ đồng (bằng 125,6% cùng kỳ). Trong đó tổng bán lẻ hàng hóa đạt 170,2 tỷ đồng. Dịch vụ văn hoá, du lịch diễn ra sôi động, trong năm đã có 85.000 lượt khách tham quan, dâng hương tại khu Di tích văn hoá, lịch sử Cửa Đặt. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh Thường Xuân với du khách bốn phương.

Phát huy những thành tích trong năm 2012. Bước sang năm 2013, Thường Xuân đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14,5%, lương thực và thu nhập bình quân đầu người đạt mức 354kg/người/năm và 10,5 triệu đ-/người/năm, tiếp tục giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 3 - 5% … Với những giải pháp, chủ trương phù hợp, cùng với sự đoàn kết, đồng thuận và nỗ lực của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, Thường Xuân đang từng bước phát triển vững chắc, thu hẹp dần khoảng cách với các huyện miền xuôi.

PV

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình

    (Xây dựng) - “Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng cần từ quy hoạch, kiến trúc, tổ hợp công trình xây dựng, đến những công trình xây dựng đơn lẻ. Đó là, sử dụng hiệu quả năng lượng đi đôi với giảm thiểu sử dụng năng lượng không thể tái tạo; giảm phát thải carbon bằng giải pháp sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công nghệ xây dựng sạch; thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ; tạo được môi trường bên trong và bên ngoài an toàn, tiện nghi, bảo vệ sức khỏe cho con người góp phần bảo tồn phát huy văn hóa bản địa và hội nhập tiên tiến trên tinh thần không hòa tan”.

  • Những cống hiến thầm lặng của những người công nhân thoát nước Hải Phòng

    (Xây dựng) - Mỗi khi xuất hiện mưa gió, bão lốc, người người di chuyển tìm nơi trú ẩn thì những người công nhân trong ngành Thoát nước Hải Phòng lại phải bất chấp nguy hiểm lao ra đường ứng trực tại các trạm bơm, cống ngăn triều; vớt rác trên các sông hồ, mương thoát nước; nhặt những chiếc nilong, lá cây, rác thải bị gió, nước mưa cuốn vào các miệng thu thoát nước. Nhiều khi người công nhân còn phải chui vào trong lòng cống để nạo vét gạch đá, bùn đất gây ách tắc dòng chảy để khơi thông cống rãnh... nhằm tăng khả năng tiêu thoát nước, giảm bớt úng ngập và tránh thiệt hại cho người dân.

  • Bình Định: Cần hơn 259 tỷ đồng để thực hiện bố trí di dời cho 1.274 hộ dân vùng thiên tai

    (Xây dựng) – Bình Định sẽ cần hơn 259 tỷ đồng để thực hiện bố trí di dời cho 1.274 hộ dân vùng thiên tai đến ổn định các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2026-2030 theo nguồn vốn đầu tư công trung hạn.

  • Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hào hùng qua từng con phố

    (Xây dựng) – Trong suốt những ngày qua, không khí tưng bừng, rộn ràng của dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) đã và đang len lỏi qua từng con phố khắp Hà Nội với nhiều sắc màu rực rỡ cùng các hoạt động văn hóa thú vị và hào hùng của ngày lễ trọng đại.

  • Những bãi đỗ xe “bất đắc dĩ” dưới lòng đường Hà Nội

    (Xây dựng) – Do thiếu chỗ để xe, nhiều chủ phương tiện đã đỗ xe trái phép dưới lòng đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông.

  • Hà Nội: Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đông Nam bộ tại Thanh Trì

    (Xây dựng) – Tối 4/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) Thành phố Hà Nội phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đông Nam bộ tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao huyện Thanh Trì.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load