Thứ hai 02/12/2024 04:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022

14:13 | 10/09/2021

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

phan bo du toan chi thuong xuyen ngan sach nha nuoc nam 2022
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

Nghị quyết nêu rõ việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; ưu tiên bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn, khó khăn, biên giới, hải đảo.

Nguyên tắc phân bổ phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm giai đoạn 2022-2024, Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025; ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành trung ương và Nghị quyết của Quốc hội.

Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Nguyên tắc tiếp theo là thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường tính chủ động, gắn với chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước.

Tiêu chí phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, kiểm tra và giám sát; bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch; từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các bộ, cơ quan trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối các cơ quan tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ.

Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc, tiêu chí khác. Trong đó, tiêu chí dân số là tiêu chí chính chia theo bốn vùng; kết hợp các tiêu chí bổ sung phù hợp với thực tế và đặc thù từng địa phương.

phan bo du toan chi thuong xuyen ngan sach nha nuoc nam 2022
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Định mức phân bổ của ngân sách địa phương được xây dựng cho các lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng, hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách được Nhà nước ban hành, có hiệu lực đến thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết này (chưa bao gồm kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chính sách theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 và kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa).

Liên quan đến tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị quyết quy định: đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cơ chế chính sách đặc thù hoặc có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương, được phân bổ thêm theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số.

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh được phân bổ thêm 80%; các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ được phân bổ thêm 70%; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45%.

Các tỉnh còn lại có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương từ 40% trở lên được phân bổ thêm 60%; các tỉnh có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương từ 15% đến dưới 40% được phân bổ thêm 50%; các tỉnh có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương còn lại được phân bổ thêm 40%.

Dự phòng ngân sách địa phương của từng địa phương là 2% tổng chi ngân sách địa phương.

Trên cơ sở dự toán chi cân đối ngân sách địa phương, căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí dự phòng ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.

Theo TTXVN/Vietnam+

Cùng chuyên mục
  • Tập đoàn Phúc Sơn sẽ tiếp tục triển khai 2 dự án tại Khánh Hòa

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện 2 dự án còn dang dở tại thành phố Nha Trang là nút giao Ngọc Hội và đường Vành đai 2.

  • Quảng Ngãi: Thị xã Đức Phổ đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Thị ủy Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực.

  • Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Thời gian còn lại của năm 2024 không nhiều, trong khi đó tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của địa phương đang còn thấp; do đó tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các chủ đầu tư phải tập trung nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân.

  • Thanh Hóa: Chấp thuận dự án nhà máy may mặc, da giày xuất khẩu 56 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 4709/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm may mặc, da giày xuất khẩu và phụ kiện ngành Dệt may tại xã Minh Khôi, huyện Nông Cống.

  • Nhà thầu Việt sẵn sàng tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    (Xây dựng) – Ngày 30/11, tại Chương trình “Cafe nhà thầu xây dựng” lần thứ 4 do Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) chủ trì tổ chức, các nhà thầu Việt đã tập trung vào cơ hội khi chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Quốc hội chính thức thông qua. Đây là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước với sơ bộ tổng mức đầu tư lên đến 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

  • Long An: Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Sơn ký ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư nghiêm túc triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 theo Công điện 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08/8/2024, Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 08/10/2024, Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 07/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư năm 2024 đạt 100% kế hoạch.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load