Thứ bảy 20/04/2024 02:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phẩm chất người đứng đầu

16:01 | 10/12/2019

(Xây dựng) - Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội.

pham chat nguoi dung dau 268985
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Theo đó, thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội được tổ chức như sau: Chính quyền địa phương ở TP Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND; ở các phường thuộc quận, thị xã tại TP Hà Nội là UBND phường. Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội được thực hiện từ ngày 01/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.

Những thông tin này không mới, song cũng khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Bởi lẽ, khi đã hình thành chính quyền đô thị thì bên cạnh việc vận hành mô hình tổ chức mới, chúng ta còn phải cần sự chấp nhận cách nghĩ, cách làm, các mối quan hệ từ các chủ thể lợi ích mới với các thiết chế mới của đô thị và đặc biệt là tư duy quản lý mới. Trong đó, một nhân tố hết sức quan trọng đó là phẩm chất của người đứng đầu.

Với việc vận hành mô hình mới - chính quyền đô thị, thì cho dù ở tên gọi nào, thì người đứng đầu của đô thị đó vẫn là “người của dân”, lấy lợi ích của dân làm lợi ích chung cho tôn chỉ phát triển của thành phố. Nói khác đi, dù ở tên gọi nào đi nữa, thì người đứng đầu một thành phố phải tuân thủ theo nguyên tắc vì nhân dân phục vụ. Có nghĩa là anh sinh ra là để phục vụ nhân dân, đưa thành phố mà anh lãnh đạo, quản lý ngày càng hoàn thiện, phát triển trên mọi mặt của đời sống xã hội, đáp ứng nguyện vọng ngày càng cao về nhu cầu vật chất và tinh thần của thị dân.

Thế nên, chúng ta sẽ khó có thể có được chính quyền đô thị - theo đúng nghĩa của nó - khi mà nhận thức và cách điều hành của người đứng đầu đô thị còn mang tư duy “vừa chạy vừa xếp hàng”, “nóng đâu phủi đó”, thiếu hẳn tầm chiến lược trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý (quản lý không gian vật chất và quản lý cả không gian xã hội) khiến cho đô thị của chúng ta phát triển một cách lộn xộn, mất trật tự, không theo một chiều tích định hướng nhất định.

Hơn thế, khi đã là thị trưởng thì kiến thức và tầm nhìn về quản lý đô thị càng phải được đặt lên hàng đầu trong tiêu chí lựa chọn. Thực tế nước ta cho thấy, kiến thức về đô thị nói chung về quản lý đô thị nói riêng của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo quản lý (kể cả liên quan đến công tác quản lý đô thị hiện tại) còn sơ sài, nếu không muốn nói là số không. Chính sự yếu kém về nhận thức dẫn đến sự yếu kém trong công tác chỉ đạo, ra quyết định.

Thiết nghĩ, trước khi “có” chính quyền đô thị thì cần phải “có” đầu óc về quản lý theo kiển chính quyền đô thị. Ngay từ bây giờ, nghiêm khắc mà nói, sự ra đời của một thể chế quản lý không phải chỉ dựa vào ý chí chủ quan của một vài cá nhân nào đó, mà nó là kết quả của một quá trình phát triển khách quan từ nhu cầu nội tại và đòi hỏi ngoại tại từ thực tiễn của chính đô thị đó, quốc gia đó. Khi chưa hội đủ những điều kiện chính muồi thì không nên vội vã.

Trong vận hành của mỗi bộ máy, người đứng đầu hết sức quan trọng. Ở đây, tư cách của nhà chính trị chuyên nghiệp đóng vai trò chủ đạo, là hạt nhân, biểu tượng cho sự trong sáng của DN, tổ chức ấy. Trong một đô thị, người đứng đầu hết sức quan trọng.

Cũng như vậy, trong một nhà nước pháp quyền, tư cách của người đứng đầu ở mỗi lĩnh vực không phải chỉ ở tài năng mà còn ở chỗ họ sẵn sàng từ chức, rời bỏ vị trí lãnh đạo trong Đảng và chính quyền bất cứ lúc nào khi thấy có dấu hiệu bị mất uy tín, bị dư luận chỉ trích. Từ chức là tránh cho hình ảnh của đảng khỏi bị hoen ố - đó cũng chính là tư cách tối thiểu cần có của một người đảng viên từng tuyên thệ khi được kết nạp, không vì lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load