Thứ năm 12/09/2024 10:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Nước ta có sử từ bao giờ?

12:45 | 27/04/2014

Trước Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, từ thời Triệu và Lý, nước ta đã có những bộ sách biên niên và các chức sử thần biên chép sách ấy. 


Ảnh minh họa.

Từ những bản biên niên thời Triệu

Từ trước đến nay nhiều người vẫn cho rằng nước ta có sử từ đời Trần (1225 - 1399) và Lê Văn Hưu là người vâng lệnh vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) đầu tiên đứng ra biên soạn bộ Đại Việt sử ký. Điều đó có nét đúng, nhưng chưa đầy đủ bởi trước Đại Việt sử ký đã có những bản biên niên ghi chép những việc trọng yếu trong nước.

Từ đời Triệu Đà (207 - 137 TCN) đã có chức nội sử. Trong bức thư của Triệu Đà gửi Hán Văn Đế, có nói đến nội sử Phan, đó là một sử quan đời Triệu. Đến đời Lý (1010 - 1224) đã có những bộ sách về loại hiến chương như Ngọc điệp, Hình thư... chắc chắn đã có sử thần làm việc biên chép những sách ấy. Điều đáng buồn là do biến thiên của thời gian và tản mát sau những cơn binh lửa nên không còn biết rõ sử của nội sử Phan đời Triệu và Ngọc điệp, Hình thư của thời Lý ra sao.

Trước Lê Văn Hưu có ông Trần Tấn, được vua Trần Thái Tông dùng là Tả tàng rồi thăng lên chức Hàn trưởng, có làm Việt chí, nhưng thất truyền, nên cũng không rõ được nội dung. Trong An Nam chí lược, Lê Tắc nói đến Trần Tấn trước rồi mới nói tới Lê Văn Hưu sau (hai sử thần ấy đều là người đồng thời với nhau, cùng sống dưới triều vua Trần Thái Tông). Cũng theo Lê Tắc, công việc của Trần Tấn là khởi đầu làm ra và Lê Văn Hưu là người sửa sang tu chỉnh. Như vậy, Trần Tấn là một sử thần đời Trần đã đứng ra làm Việt chí.

Đại Việt sử ký

Khi làm bộ Đại Việt sử ký, sử thần Lê Văn Hưu, một đại thủ bút đời Trần, tìm nhặt tài liệu ở các sử cũ và trong mọi sách vở, biên thành 30 quyển. Trên kể từ đời Triệu Vũ Đế, dưới chép đến đời Lý Chiêu Hoàng (từ 207TCN - 1224 SCN).

An Nam chí lược

Lê Tắc soạn An Nam chí lược sau khi phản bội nhà Trần sang hàng nhà Nguyên. Bộ sách An Nam chí lược gồm 20 quyển, mỗi quyển trên dưới 10 tờ. Trong bài tựa của mình, Lê Tắc nói "... khoảng mười năm đã đi khắp nửa phần đất nước, nên đối với sông, núi, đất đai cũng biết rõ được đôi chút... nhân lúc rảnh, chắp nhặt thu thập lại, rồi lượm thêm quốc sử các đời, đồ kinh Giao Chỉ và điển cố ở đời nhất thống ngày nay làm thành bộ An Nam chí lược".

Đại Việt sử ký tục biên

Đại Việt sử ký tục biên do sử thần Phan Phu Tiên chép tiếp từ đời Trần Thái Tông đến lúc Lê Lợi quét sạch giặc Minh (tất cả những diễn biến trong thời gian 203 năm 1225 - 1428).

Đại Việt sử ký toàn thư

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên, người Chúc Ly, huyện Chương Đức, vâng mệnh vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) chép từ thời Hồng Bàng đến thập nhị sứ quân (loạn 12 sứ quân) gọi là ngoại kỷ, từ Đinh Tiên Hoàng (968 - 979) đến Lê Thái Tổ (1428 - 1433) gọi là bản kỷ.

Việt sử thông giám

Bộ Việt sử thông giám do Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, Hải Dương vâng mệnh vua Lê Tương Dực (1509 - 1515) cũng theo như Đại Việt sử ký toàn thư chép từ thời Hồng Bàng đến 12 sứ quân là ngoại kỷ và từ Đinh Tiên Hoàng đến năm vua Lê Thái Tổ mới đại định là bản kỷ. Lại chép tiếp từ đó đến đời Thuỵ Khánh, niên hiệu vua Lê Uy Mục (1505 - 1508).

Đại Việt tổng luận

Bộ Đại Việt tổng luận do Lê Tung, đỗ tiến sĩ đời Lê Hồng Đức (1470 - 1497), sử thần thời Lê Tương Dực (1509 - 1515) soạn. Đại Việt tổng luận tóm tắt việc làm của các vua chúa. Bắt đầu từ hai vua nhà Đinh đến 12 đời vua nhà Trần.

Vịnh sử thi tập

Đặng Khiêm, người đời Lê Chiêu Tông (1516 - 1521) vâng mệnh nhà vua làm ra.

Theo Kienthuc

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đạo diễn Mai Thanh Tùng: Dồn hết tâm huyết cho “Vinh quang thầm lặng 2024”

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024''. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng, tiếp sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương đã mang đến cho khán giả những phút giây hào hùng, lắng đọng đầy cảm xúc.

  • Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các nghệ sỹ tại Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/9, tại Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 và trao giải Cánh diều vàng Phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim Mai, đạo diễn Huỳnh Trấn Thành.

  • Sắp diễn ra Triển lãm “Otherwise – Mặt khác”

    (Xây dựng) - Dự án nghệ thuật “Mặt khác – Otherwise” là dự án sáng tạo bởi ba nghệ sỹ hàng đầu trong các lĩnh vực hội họa, văn học và điêu khắc, gồm họa sỹ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Triển lãm trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi, dự kiến khai mạc vào ngày 13/9 tại Hội quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm. Triển lãm được coi là một lời tri ân của ba nghệ sỹ hàng đầu với nơi họ sinh ra và lớn lên – Hà Nội.

  • Cánh diều vàng 2024: Lan tỏa giá trị nhân văn qua chuỗi hoạt động thiện nguyện

    (Xây dựng) - Nằm trong chuỗi hoạt động của giải thưởng Cánh diều vàng 2024, sáng 10/9, ngay trước thềm lễ trao giải, Ban tổ chức cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.

  • Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

    Các nhà khoa học trong nước và quốc tế khẳng định Lạng Sơn có đầy đủ giá trị có ý nghĩa toàn cầu để có thể xây dựng, phát triển một công viên địa chất, hướng tới trở thành công viên địa chất toàn cầu.

  • Hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ tham dự với 163 tác phẩm tranh giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 sẽ diễn ra vào ngày 10/9 tại quảng trường Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dự kiến có hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load