Thứ hai 16/09/2024 16:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nước sạch trước tác động của biến đổi khí hậu

11:00 | 13/08/2015

(Xây dựng) - Theo Viện Khí tượng thuỷ văn và môi trường, giai đoạn sau năm 2020 mực nước ngầm có thể giảm đáng kể do chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và suy giảm lượng nước cung cấp cho dòng chảy ngầm trong mùa khô. Tại vùng đồng bằng Nam bộ, nếu lượng dòng chả̉y mùa khô giảm khoảng 15 - 20% thì mực nước ngầm có thể hạ thấp khoảng 11m với hiện tại. Mực nước tại các vùng không bị ảnh hưởng của thuỷ triều có xu hướng hạ thấp hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi của phân bố tài nguyên nước, dòng chảy, sông suối, chất lượng nước và mục đích cung cấp đã bị tác động bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng gay gắt.

Tác động nguồn nước mặt

BĐKH tác động đến tài nguyên nước trước hết là làm thay đổi lượng mưa, phân bố mùa mưa và việc tăng nhiệt độ làm bốc hơi nhiều hơn sẽ thay đổi cân bằng nước của vùng. Mùa mưa cũng sẽ bị chuyển dịch, mở rộng, thu hẹp, tuy vậy sự tăng hay giảm lượng mưa cũng sẽ không đồng đều. Thay đổi về mưa sẽ dẫn tới thay đổi của dòng chảy, tần suất cường độ của các trận lũ, đặc điểm của hạn hán trong vùng đất canh tác và cuộc sống con người khi thừa khi lại thiếu nước, hoặc nơi thừa nơi thiếu nước. Hiện nay thế giới có khoảng 1,7 tỷ người, tức là 1/3 dân số sống trong vùng thường xuyên bị căng thẳng vì nước mà phần nhiều do tác động mới đây của BĐKH.

Đối với Việt Nam sự tương phản giữa hai mùa mưa và khô kèm theo ảnh hưởng của gió mùa đã tạo ra các ảnh hưởng lớn khi chúng cùng tồn tại tác động, thường gây hiện tượng thừa nước hoặc thiếu nước so với nhu cầu sử dụng của con người. Theo nghiên cứu của TS Đào Xuân Học (Viện Khí tượng thuỷ văn và môi trường) thì BĐKH đã và đang tác động mạnh ở một số tiểu vùng nhạy cảm với chế độ nước như duyên hải miền Trung khoảng 40 nghìn héc-ta bãi cát trắng ven biển, trong đó nhiều nơi chưa phủ xanh hoặc tái hoang hoá vẫn còn là vùng trọng điểm. Vùng đồi núi thấp khô cằn làm thành dải phân cách ở miền Trung giữa đồng bằng hẹp ven biển và núi cao biên giới phía tây. Đây là vùng cộng hưởng vừa của nắng hạn, vừa của mưa bão đã và đang gây ra các tai biến môi trường, xói mòn đất, lũ quét nhịp điệu diễn biến ngày càng cao. Vùng tây bắc Bắc bộ đầu nguồn sông Đà rộng tới 2,6 triệu héc-ta chủ yếu là đồi núi dốc 20 - 300, đất trống đồi trọc, rừng non phục hồi chưa được nhiều, nhu cầu phòng hộ nguồn nước rất gay gắt cho các hồ thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Tứ giác Long Xuyên giới hạn bởi 4 đỉnh là các thành phố: Châu Đốc, Tân Châu, Rạch Giá, Long Xuyên, diện tích bị nhiễm phèn khoảng 30 nghìn héc-ta, chênh cao mặt biển 1 - 1,2m, đây là vùng đồng trũng vào mùa khô pH lớp đất mặt là 2,8 - 4 là rất bất lợi để canh tác nông nghiệp. Ngoài ra rừng ngập mặn cũng có sẽ bị tác động bởi nước dâng.

Qua các nghiên cứu này cho thấy tác động của BĐKH rất đa dạng, phức tạp, chúng khác nhau cũng là biểu hiện những tác động trực tiếp đến dòng chảy sông ngòi.

Giải pháp để thích ứng trước tác động của BĐKH

BĐKH chủ yếu là sự nóng lên toàn cầu sẽ mở rộng thời tiết nóng ẩm khi thời tiết cực đoan làm tăng phát thải khí nhà kính như chất CFC sẽ dẫn đến thay đổi tầng ozon của khí quyển, tầng đối lưu, nhưng lại giảm ở tầng bình lưu, thậm chí xuất hiện những lỗ thủng ozon mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990 dự báo ảnh hưởng tới sức khoẻ con người ở 3 dạng sinh học, hoá học, BĐKH.

Nước biển dâng, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp trên các vùng ven biển sẽ có nhiều khó khăn ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập, tiêu dùng của người dân, điều này ảnh hưởng gián tiếp tới mức sống, sức khoẻ cộng đồng khi xảy ra BĐKH thì nguy cơ càng lớn hơn. Các chuyên gia cho rằng lập quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước các lưu vực sông, các vùng trên cơ sở gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trước tiên rà soát, xây dựng các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện; hệ thống đê điều… có tính đến BĐKH.

Đồng thời củng cố, nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng bổ sung các hệ thống công trình khai thác, sử dụng các nguồn nước như: Đập dâng, hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện, hệ thống kênh mương tưới tiêu, giếng lấy nước ngầm, bể chứa… nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên nước của các công trình và đảm bảo vận hành an toàn.

Hoàn chỉnh, nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống quan trắc, dự báo dài hạn tài nguyên nước, dự báo mùa, năm về tài nguyên nước, về thiên tai, lũ, lụt, xâm nhập mặn...; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá, trước hết đối với các vùng miền núi Bắc bộ, Trung bộ. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của BĐKH với tài nguyên nước, nâng cao ý thức sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước để thích ứng với BĐKH là việc làm tiên quyết hiện nay.

Nhật Quang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load