Thứ năm 25/04/2024 00:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nước sạch ở “dưới đáy” Hà Nội!

14:56 | 15/09/2020

(Xây dựng) - Mấy ngày hôm nay, trên màn hình của VTV đưa hình ảnh thê thảm về nhu cầu nước sạch của nhiều hộ dân ở vùng các huyện phía Nam Hà Nội là Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai... Có gia đình khoan đến 3 cái giếng trong khuôn viên nhà mình mà nước vẫn vàng vàng màu gỉ sắt. Lại có xã có hẳn “nhà máy” nước sạch nhưng khi kiểm tra chất lượng thì có đến 4 tiêu chuẩn vượt ngưỡng cho phép, trong đó có cả tiêu chuẩn về độc tố asen và vi khuẩn côli...

nuoc sach o duoi day ha noi
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Nếu nhìn trên bản đồ Hà Nội thì dễ dàng nhận thấy vị trí những huyện này nằm ở “dưới đáy” của thành phố,...

...và nếu nói về việc hưởng thụ chính sách về bảo đảm tiêu chuẩn nước sạch cho người dân Thủ đô thì có lẽ đây cũng là ở “dưới đáy” mất rồi!

Hẳn chúng ta còn nhớ, trong Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2020 định hướng 2030, các chỉ tiêu cụ thể về hạ tầng cấp nước cho Hà Nội như sau:

- Phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản tất cả hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh, trong đó bình quân cấp nước đô thị đạt 150 - 180 lít/người/ngđ; nâng cao chất lượng và năng lực quản lý mạng lưới cấp nước; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống còn khoảng 24 - 26%.

- Nguồn nước: Từng bước hạn chế sử dụng nước ngầm. Triển khai xây dựng, nâng công suất các nhà máy sử dụng nước mặt: Nhà máy nước mặt sông Đà, Nhà máy nước mặt sông Đuống, Nhà máy nước mặt sông Hồng. Xây dựng các trạm cấp nước nông thôn.

- Xây dựng mạng lưới truyền dẫn cấp nước đồng bộ, khép kín; tiếp tục đầu tư để tiếp nhận có hiệu quả nguồn nước mặt sông Đà. Hoàn chỉnh hệ thống cấp nước cho các khu vực đô thị. Mở rộng mạng lưới cấp nước tập trung ra các khu vực nông thôn và xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các khu vực nông thôn còn lại...

Giờ đã gần hết năm 2020 rồi mà hàng chục vạn người dân ở các huyện phía Nam thành phố vẫn khốn khổ về nước sạch như thế này, hỏi sao người dân có thể yên lòng?

Thực ra gần đây, Hà Nội đã triển khai xây dựng, nâng công suất các nhà máy sử dụng nước mặt, như Nhà máy nước mặt sông Đà, Nhà máy nước mặt sông Đuống, Nhà máy nước mặt sông Hồng..., nhưng vì có những yếu tố thiếu công khai, minh bạch trong gọi thầu và đấu thầu nên có điều ra tiếng vào, công luận bàn tán. Thế là mọi sự lại trì trệ!

Thiết nghĩ, nước sạch luôn luôn là nhu cầu thiết yếu của người dân; đồng thời, cung ứng nước sạch luôn luôn là một trong những trách nhiệm trọng yếu của cơ quan công quyền. Còn nếu để cho tình trạng nước sạch ở “dưới đáy” Hà Nội như hiện nay còn tồn tại là điều không thể chấp nhận.

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load