Thứ sáu 20/09/2024 04:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nới trần nợ công: Quyết sách cần kịp thời và linh hoạt

14:15 | 15/10/2021

Cần kiến tạo động lực cho hồi phục và phát triển kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng của của đại dịch COVID-19 lần thứ 4 đang là mối quan tâm hàng đầu của Quốc hội, Chính phủ và toàn dân hiện nay. Một loạt giải pháp đang được các cơ quan liên quan xem xét, trong đó có tính đến nới trần nợ công trong thời điểm này.

noi tran no cong quyet sach can kip thoi va linh hoat
PGS.TS Nguyễn Chí Hải: Nền kinh tế cần được “bơm” thêm nguồn lực tài chính

Những ngày gần đây, nhiều ý kiến của các chuyên gia đưa ra quan điểm: Nên hay không “nới trần nợ công” để tạo “dư địa” tài chính tạo dư địa cho hồi phục và phát triển kinh tế. Chúng ta có đủ điều kiện để làm việc này ngay lập tức.

Đây cũng là chủ đề mà nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang bàn luận và có các quyết sách trước bối cảnh cần kích thích tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Còn tại các nước Đông Nam Á, việc nới lỏng “trần nợ công” cũng đã được nhiều quốc gia áp dụng để ứng phó với đại dịch, mà gần đây nhất là Thái Lan đã nâng trần nợ công từ 60% GDP lên 70% GDP.

Để kích thích tăng trưởng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, nợ công luôn là một trong các ưu tiên của Chính phủ các nước, nhằm mở rộng chi tiêu và đầu tư, để kích thích tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, tình trạng nợ nần chồng chất dẫn đến các cuộc khủng hoảng nợ, cũng là nỗi ám ảnh của các quốc gia trên thế giới, mà đỉnh điểm là khủng hoảng nợ công tại các nước châu Âu và nhiều quốc gia khác. Vấn đề mấu chốt ở đây, xét đến cũng là cần duy trì nợ công ở mức an toàn mà nền kinh tế có thể kiểm soát được, đó cũng chính là lý do các nước phải quy định “trần nợ công”.

Nền kinh tế cần được “bơm” thêm nguồn lực tài chính

Thực tế nền kinh tế Việt Nam, vấn đề nợ công cũng đã trở thành vấn đề thời sự trong giai đoạn 2011-2016, khi nợ công liên tục tăng, từ 50% GDP năm 2011 đã tiến gần về ngưỡng 65% GDP (năm 2016 dư nợ công chiếm 63,7% GDP), trong khi đó chất lượng tăng trưởng kinh tế có nhiều bất cập, hiệu quả đầu tư công chưa cao, áp lực trả nợ gia tăng (đến cuối năm 2015, nợ công của Việt Nam đạt 62,2% GDP, nợ Chính phủ đạt 50,3% vượt trần 0,3%, nghĩa vụ trả nợ lãi trực tiếp chiếm 8% ngân sách, nếu tính cả trả nợ gốc thì lên đến gần 26% ngân sách). Đó là bối cảnh lúc đó và Chính phủ đã có các giải pháp quyết liệt nhằm giảm áp lực nợ công, nâng cao hiệu quả đầu tư công và chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

Trong giai đoạn 2016-2020, nợ công của Việt Nam đã được kiểm soát theo hướng bền vững, với mức nợ công chiếm khoảng 55,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 49,1% GDP, thâm hụt ngân sách ở mức bình quân khoảng 3,6% GDP, tất cả đều thấp hơn mức trần quy định của Quốc hội là 65%, 54% và 3,9%.

Phát huy thành công của giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị Quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ngày 28/7/2021, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025, theo đó: (i) Trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP; (ii) Trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP, ngưỡng cảnh báo là 45%; (iii) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lần 4 và tác động trầm trọng của nó đối với kinh tế - xã hội của cả nước, chúng ta nên có những rà soát, điều chỉnh phù hợp.

Các báo cáo gần đây của Chính phủ về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ tháng 6/2021 đã có những diễn biến tiêu cực trước ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh COVID-19, tăng trưởng kinh tế quý III/2021 đã giảm sâu ở mức 6,17%, nếu tính cả 9 tháng đầu năm 2021 thì tăng trưởng đạt mức 1,41%. Dự báo gần đây của các chuyên gia trong và ngoài nước về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 hầu hết đều ở mức khoảng 3%. Điều quan trọng đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, không chỉ là cần cải thiện tăng trưởng trong ngắn hạn, mà phải đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ, bền vững, tăng khả năng thích ứng với dịch bệnh, cải thiện an sinh xã hội. Do vậy, việc nâng trần nợ công trong thời điểm hiện nay, theo chúng tôi, cần có quyết sách kịp thời và linh hoạt từ phía Quốc hội và Chính phủ. Các lý do để có thể “nới trần nợ công” của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025, đó là:

Thứ nhất, để hồi phục và tạo động lực cho phát triển kinh tế trong thời gian tới, nền kinh tế cần được “bơm” thêm nguồn lực tài chính, trong đó việc nới trần nợ công sẽ tạo dư địa cần thiết để huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước. Theo ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi cho rằng, Quốc hội nên xem xét để có thể nới trần nợ công ở mức hơn 65% GDP trong giai đoạn 2021-2025, nhưng liều lượng và lộ trình thực hiện cần linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tiễn của nền kinh tế.

Thứ hai, xem xét các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều đánh giá cao về sự ổn định (dù tăng trưởng có suy giảm), đặc biệt thành tựu kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài được đánh giá ở mức khá an toàn, trong khi dư địa về tổng cầu và tổng cung còn khá nhiều tiềm năng. Do vậy, việc nới trần nợ công có kiểm soát sẽ tạo động lực để khai thác nguồn lực phát triển kinh tế.

Thứ ba, các biện pháp kích thích tăng trưởng bằng cách chủ động gia tăng tổng cầu, để khôi phục và phát triển kinh tế là công cụ khá phổ biến mà các nước đã thực hiện, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu 2 năm qua, nhiều nước đã sử dụng nợ công như là công cụ cần thiết nhằm “bơm thêm” nguồn lực tài chính cho phục hồi tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, vấn đề là thời điểm, liều lượng và ảnh hưởng có mức độ khác nhau.

Ưu tiên đầu tư cho các vùng kinh tế động lực, có khả năng tạo sự lan tỏa

Thực tiễn vay nợ và sử dụng nợ công ở Việt Nam cũng như các nước đã chỉ ra rằng, điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là hiệu quả của việc sử dụng nợ công. Do vậy, gắn với việc đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết “nới trần nợ công” thì Chính phủ cần cam kết các điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả nợ công trong thời gian tới. Theo chúng tôi, các giải pháp này bao gồm:

Thứ nhất, cần đặt giải pháp “nới trần nợ công” trong tổng thể các giải pháp kinh tế, tài chính quốc gia, trong đó cần có sự kết hợp hài hòa và hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải đáp ứng “mục tiêu kép” là phát huy vai trò của nguồn vốn đầu tư công, đồng thời kiểm soát nợ bền vững.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thông qua các dự án, chương trình đầu tư công, các công trình phúc lợi xã hội, là nhân tố quyết định nhằm duy trì mức bền vững của nợ công. Để thực hiện được điều này, liên quan đến các chủ đầu tư, vai trò của các bộ, ngành, địa phương có liên quan, trong đó yếu tố bảo đảm tiến độ, kịp thời trong giải ngân cũng như tiết kiệm nguồn lực tài chính, đang thực sự là khâu cần khắc phục hiện nay.

Thứ ba, duy trì tăng trưởng kinh tế phù hợp, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối của nền kinh tế, đặc biệt là kiểm soát tỷ lệ thâm hụt ngân sách, bảo đảm năng lực trả nợ, là nhân tố trực tiếp để lựa chọn và duy trì khả năng kiểm soát nợ công bền vững.

Thứ tư, việc “nới trần nợ công” cũng là dịp để Chính phủ huy động nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt cơ sở hạ tầng tại các vùng kinh tế trọng điểm, mở rộng kết nối vùng, nâng cao năng lực quản trị số và chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Thứ năm, để sử dung nợ công có hiệu quả, điều kiện tiên quyết, đó chính là các quyết định về phân bổ nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả. Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đầu tư công cần được ưu tiên cho các vùng kinh tế động lực, có khả năng tạo sự lan tỏa trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực đổi mới sáng tạo và không gian khởi nghiệp.

Tóm lại, nợ công luôn là công cụ trong việc huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế của các nước, đồng thời nợ công cũng là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đánh giá tín nhiệm và sự an toàn tài chính của một quốc gia. Việt Nam, những năm gần đây luôn được các tổ chức quốc tế tín nhiệm về an toàn nợ, trong đó có nợ công; Việt Nam cũng là quốc gia có kinh nghiệm trong kiểm soát nợ và duy trì các chỉ số nợ bền vững. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần 4 với những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo áp lực lớn đối với chi tiêu ngân sách Nhà nước, do vậy đề xuất “nới trần nợ công” ở mức độ phù hợp, linh hoạt, có kiểm soát, cần có quyết sách kịp thời của Quốc hội và Chính phủ.

PGS.TS Nguyễn Chí Hải
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM

Theo Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh cấp phép xây dựng cho Goertek Vina mở rộng nhà máy

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ thông minh Goertek Vina vừa được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy phép xây dựng số 308/GPXD cho dự án xây dựng nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek Nam Sơn - Hạp Lĩnh.

  • Kinh tế Bình Dương đạt nhiều tích cực trước thềm công bố Quy hoạch

    (Xây dựng) – Theo kế hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ chính thức tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và truyền thông quảng bá Top 1 ICF vào ngày 26/9. Trước chuỗi sự kiện quan trọng này, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay đã có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm.

  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm, Bộ Công Thương xác định đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam, đóng vai trò hỗ trợ đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

  • Thanh Hóa: Vicem Bỉm Sơn bị nhà thầu phản ánh vi phạm trong gói thầu 500 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Ngày 12/9, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem Bỉm Sơn) công bố kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu gần 500 tỷ đồng do đơn vị này mời thầu. Ngay lập tức, đại diện Liên danh nhà thầu SINOMA - T&TCONS - PETROCONS gửi đơn tới báo chí, phản ánh Vicem Bỉm Sơn vi phạm Luật Đấu thầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác trúng thầu, gây thiệt hại kinh tế.

  • Tập huấn nâng cao năng lực về kiểm kê, MRV giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) - Tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) ngành Công Thương”.

  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) - Nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến năm 2024, định hướng và đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình năm 2025 và những năm tiếp theo, sáng 19/9, tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.

Xem thêm
  • Thái Bình: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Thái Bình vừa họp nghe báo cáo kết quả thu hút đầu tư 8 tháng năm 2024 và xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh. Tính chung từ tháng 12/2023 đến nay, toàn tỉnh thu hút được 446 triệu USD, đứng thứ 6 khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 13 cả nước.

    14:56 | 19/09/2024
  • Công ty TNHH Sông Thao lên tiếng về thông tin bị “thâu tóm” dự án khoáng nóng Thanh Thủy

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Sông Thao vừa phát đi thông cáo báo chí, phủ định việc chuyển nhượng Dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy.

    11:04 | 19/09/2024
  • Lào Cai xây dựng kế hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm 2030

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch số 390/KH-UBND về việc phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

    10:44 | 19/09/2024
  • Bắc Ninh: Khẩn trương tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã nhấn mạnh: Việc giải quyết tình trạng giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, cần tháo gỡ khẩn trương những điểm nghẽn. Đây là chìa khoá để Bắc Ninh “cất cánh”.

    10:36 | 19/09/2024
  • Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - mở rộng kết nối

    (Xây dựng) - Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam (CNHT và CBCT) - Vimexpo 2024 là sự kiện chuyên ngành do Bộ Công Thương chỉ đạo. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp (IDC) chủ trì và Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức. Với chủ đề “Kết nối cùng phát triển”, Triển lãm là môi trường giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từng bước nâng cao vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

    22:58 | 18/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Mong muốn Samsung E&A quan tâm đầu tư các dự án cấp nước sạch và xử lý nước thải

    (Xây dựng) – Ngày 18/9, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Công ty TNHH Samsung E&A Việt Nam do ông Kang Hansu, Trưởng đại diện Samsung E&A Việt Nam làm Trưởng đoàn.

    22:48 | 18/09/2024
  • Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Với cam kết luôn lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã có nhiều hành động cụ thể giúp doanh nghiệp nắm bắt, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời chung tay cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

    17:06 | 18/09/2024
  • Bộ Công Thương: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3), chiều 18/9 tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

    17:04 | 18/09/2024
  • Bài 3: Điều kiện cần và điều kiện đủ

    (Xây dựng) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc xây dựng và dần hoàn thiện thể chế đã tạo lực đẩy cần thiết cho cỗ xe phát triển xanh của Việt Nam, tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần để tạo nguồn lực cho “cỗ xe” tín dụng xanh bước vào vạch xuất phát, nhưng để cỗ xe đó tăng tốc, tín dụng xanh mới là điều kiện đủ để cụ thể hoá những cam kết của Việt Nam trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

    16:57 | 18/09/2024
  • Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024 sắp diễn ra

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) kết hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/10 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), quy tụ hơn 150 doanh nghiệp tham gia.

    16:43 | 18/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load