Chủ nhật 15/09/2024 10:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Nỗi niềm giấc mơ an cư: Cần phát triển căn hộ “vừa túi tiền”

13:08 | 24/09/2019

Người lao động có thu nhập thấp, đặc biệt là công nhân, lao động nhập cư ở những nơi đô thị phát triển như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…luôn khao khát có một mái ấm để “an cư lập nghiệp”.


Nhà ở xã hội Becamex dành cho người thu nhập thấp ở tỉnh Bình Dương Ảnh: Văn Minh

Giấc mơ hóa hiện thực

Chạy dọc khu nhà ở xã hội Định Hòa (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi đường rộng xanh sạch. Dãy chung cư có quy mô hơn 3.500 căn, được xây dựng 1 trệt

4 lầu.

Người dân ở đây cho biết, chi phí tiền giữ xe, điện nước trung bình mỗi tháng khoảng 500 nghìn đồng/hộ. Mỗi căn ở đây có diện tích 30m2. Một số căn hộ tầng trệt rộng hơn từ 57m2 đến 77m2 để vừa ở vừa kinh doanh buôn bán. Nhà giữ xe, công viên và các dịch vụ tiện ích khác mọc lên như nấm phục vụ cư dân.

Vào TPHCM đi làm công nhân gần 10 năm qua, vợ chồng chị Nguyễn Thị Cúc (29 tuổi, quê Bình Định) không giấu được niềm vui khi có nơi “an cư lập nghiệp”, thu nhập ổn định hơn so với trước. Chị Cúc tâm sự: “Vài năm trước tôi và chồng làm công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần. Hai vợ chồng thuê phòng trọ để ở.

Mùa nắng hay mưa đều rất khổ. Dành dụm số tiền tích góp bao năm làm công nhân, hai vợ chồng chị Cúc quyết định từ bỏ nơi làm cũ để lên TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) định cư. Vợ chồng chị mua căn nhà ở xã hội Định Hòa với giá 165 triệu đồng. Mua được chung cư, chị Cúc chuyển sang bán quán ăn còn chồng chạy Grap. “Có nhà chúng tôi sống ổn định hơn, thu nhập khá hơn”- chị Cúc phấn khởi.

Bán trứng vịt lộn mỗi ngày dưới khu nhà ở xã hội Định Hòa, bà Nguyễn Thị Hồng (57 tuổi, quê Long An) kể lên đây được hơn 1 năm chăm sóc cháu nội, để con trai và con dâu an tâm đi làm công nhân. Đến chiều muộn bà dọn hàng ra bán trứng vịt lộn kiếm thêm chút tiền trang trải phụ con trai.

Thấy hai vợ chồng con có được nơi ở tốt, bà Hồng mãn nguyện. “Ở đây an ninh tốt, sạch sẽ. Ban ngày vắng vì ai cũng đi làm, chỉ đến tối mới đông vui. Vì thế buôn bán cũng khấm khá”, bà Hồng nói.

Trở lại khu nhà ở xã hội trong khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), nơi đây mọc lên 3 block nhà mới khang trang hơn 10 tầng, nằm xen kẽ là các dãy nhà ở xã hội “100 triệu đồng” cao 4 tầng được đưa vào sử dụng từ năm 2011.

Ban ngày khu nhà ở xã hội vắng người, khó khăn lắm chúng tôi mới bắt gặp một căn nhà còn mở cửa để hỏi chuyện. Anh Phạm Thanh Tuấn (38 tuổi, quê Quảng Nam) vừa tan ca về, cho biết: “Làm công nhân đến giờ đã được 10 năm mới có chỗ ở khô ráo thế này. Vợ chồng mua căn nhà 30m2 này năm 2014. Lúc đó giá bán là 100 triệu đồng, hai vợ chồng chỉ có trong tay 15 triệu vẫn liều mua. Đến nay số tiền vay ngân hàng 75 triệu đã trả xong”.

Theo anh Tuấn, nếu lúc đó không có chính sách hỗ trợ vay mua nhà từ ngân hàng thì vợ chồng anh có nằm mơ cũng không mua được. “Ngân hàng cho vay mấy gói từ 7 năm, 10 năm…nhưng vợ chồng tôi chọn vay trong 3 năm. Sau 3 năm đã trả xong nợ ngân hàng”, anh Tuấn khoe.

 
Chị Nguyễn Thị Cúc (29 tuổi, quê Bình Định) không giấu được niềm vui khi có nơi “an cư lập nghiệp”, thu nhập ổn định hơn so với trướcẢnh: Văn Minh

Đi tìm giải pháp nhà ở giá rẻ

Hiện TPHCM nói riêng và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai nói chung đang chịu nhiều áp lực về nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp. Bên cạnh những chính sách, các địa phương vẫn đau đầu trong việc tìm kiếm giải pháp phát triển nhà ở đáp ứng gia tăng dân số trong thời gian tới.

Mới đây, UBND TPHCM tổ chức hội thảo về vấn đề này trước sự gia tăng dân số 1 triệu người sau 5 năm. Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM nêu thực trạng, năm 2019, dân số TPHCM khoảng 9 triệu người nhưng thực tế có hơn 13 triệu người đang sinh sống, làm việc, học tập, du lịch.

Theo ông Phong, dân số đông nhưng sự phân bố dân cư chưa hợp lý. Tốc độ gia tăng dân số nhanh, bình quân mỗi năm tăng khoảng 200.000 người dẫn đến những áp lực rất lớn trong công tác quản lý đô thị, đặc biệt là vấn đề về nhà ở, nhà ở xã hội dành cho đối tượng người thu nhập thấp.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho biết, nhu cầu nhà ở cho TPHCM trong thời gian tới là rất lớn, trong đó có đối tượng người có thu nhập thấp. Để thực hiện các mô hình phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội, ông Lê Hoàng Châu đề nghị Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách kiến tạo môi trường kinh doanh “minh bạch, lành mạnh, bình đẳng, thông thoáng”. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bất động sản, nhà ở. Trong đó cần hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội và phát triển căn hộ vừa túi tiền.

Ngoài ra, ông Châu còn đề nghị cho phép doanh nghiệp được phát triển các dự án nhà trọ, phòng trọ để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, người lao động thu nhập thấp, người nhập cư…

Giáo sư Yap Kioe Sheng (Viện Công nghệ châu Á) cho rằng, cần có chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp đa dạng trên toàn TPHCM. Để xây dựng nhà cho người thu nhập thấp phải có sự xuất hiện của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích tư nhân thực hiện; rà soát lại chính sách và công nghệ, tìm những giải pháp mới để có nhà ở cho người thu nhập thấp. Không nhất thiết phải xây thành cụm mà có thể phân bổ ra nhiều khu vực, vừa bán vừa cho thuê. “Mục tiêu không phải là xây dựng nhiều nhà có chất lượng mà là đáp ứng nhu cầu nhà ở của mọi người; ngoài giá rẻ, căn nhà còn phải tiện ích cho người sử dụng”, giáo sư Yap Kioe Sheng nói.
Sáng nay (24/9), tại Hội trường Thành ủy TPHCM, báo Tiền Phong tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Giải pháp an cư cho công nhân lao động vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo các địa phương TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, BR-VT, Tây Ninh; lãnh đạo các Hiệp hội Bất động sản, các Viện Kinh tế phát triển, các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp ở khu kinh tế trọng điểm... Tại hội thảo, khách mời là đại diện các cơ quan, các chuyên gia, các doanh nghiệp sẽ cùng bàn bạc các vấn đề như: Làm sao để công nhân lao động thoát khỏi cảnh ở trọ, có được nhà ở; vai trò của chính quyền địa phương, của các ban ngành đoàn thể trong việc chăm lo đời sống cho công nhân lao động; tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp đầu tư xây nhà cho công nhân...

Theo Văn Minh/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đà Nẵng: Khởi công tháp đôi căn hộ cao cấp gần 1.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Ngay sau khi được cấp phép xây dựng, sáng 14/9, Công ty Cổ phần Cosmos Housing chính thức khởi công dự án tòa chung cư tháp đôi DaNang Landmark.

    15:31 | 14/09/2024
  • Thuế bất động sản sẽ kiềm chế tăng giá nhà đất

    (Xây dựng) - Đến lúc cần cải cách thuế bất động sản để giải bài toán giá nhà đất tăng quá cao. Giá nhà đất tăng quá cao dẫn đến một thực trạng là người dân chật vật, làm cả đời cũng chưa chắc mua nổi một mảnh đất, căn nhà, trong khi mà phần lớn nguồn cung nhà đất đang ngày một khan hiếm, vẫn tiếp tục "rơi" vào tay những người dư dả tài chính.

    11:25 | 14/09/2024
  • Vì sao nên đầu tư vào đất nền Phú Quốc ngay bây giờ?

    (Xây dựng) - Phú Quốc - thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam không chỉ là thiên đường nghỉ dưỡng mà còn là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản. Với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng, hạ tầng xã hội trong những năm gần đây và sớm hay muộn Phú Quốc cũng sẽ trở thành đặc khu hoặc hưởng chính sách phát triển đặc thù giúp kinh tế Phú Quốc tăng trưởng mạnh mẽ. Dưới đây là những lý do thuyết phục khiến bạn cần phải hành động ngay, trước khi cơ hội vàng này trôi qua.

    11:10 | 14/09/2024
  • Giá bất động sản ngày càng tăng

    (Xây dựng) - Bà Phạm Thị Miền, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam (Hội Môi giới bất động sản Việt Nam) cho biết, giá bất động sản đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân.

    10:50 | 14/09/2024
  • Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

    (Xây dựng) - Điều 235 Luật Đất đai 2024 (đã có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về hòa giải tranh chấp đất đai

    08:43 | 14/09/2024
  • Lao động nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?

    (Xây dựng) - Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không có người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    08:31 | 14/09/2024
  • Trà Vinh: Đa dạng loại hình nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Trà Vinh vừa triển khai dự án nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành khoảng 8.900 căn, từ năm 2026-2030 hoàn thành 19.000 căn nhà ở xã hội.

    14:23 | 13/09/2024
  • Hà Nội: Ban hành Quy định thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố về xác định giá đất cụ thể

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định một số nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố.

    14:18 | 13/09/2024
  • Khung chính sách mới sẽ tạo sức bật cho nhà ở xã hội

    (Xây dựng) - Đây là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn tại Tọa đàm “Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 12/9. “Chưa bao giờ thấy sự ủng hộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND các cấp và cả người dân với chính sách về nhà ở xã hội rõ nét như lúc này”, ông Tuấn nói.

    14:10 | 13/09/2024
  • Hà Nội: Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 56/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.

    08:49 | 13/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load