Thứ hai 09/09/2024 14:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nỗ lực cải cách mang đến niềm tin cho doanh nghiệp

14:29 | 14/10/2019

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố Việt Nam tăng 10 bậc về năng lực cạnh tranh, nhưng chúng ta chưa thể thỏa mãn vì dư địa để tăng trưởng còn nhiều. Vì vậy cần tiếp tục rà soát, cắt giảm, đẩy mạnh cải cách TTHC thực chất hơn nữa, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng.


Tổ công tác của Thủ tướng thường xuyên lắng nghe doanh nghiệp, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên về nỗ lực và kết quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam trong thời gian qua.

Thưa ông, WEF vừa đưa ra bảng xếp hạng mới nhất về năng lực cạnh tranh, theo đó, Việt Nam tăng thêm 10 bậc. Đây là kết quả của quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, xin Bộ trưởng chia sẻ về vấn đề này?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Chúng ta rất vui khi WEF vừa công bố "Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019", theo bảng xếp hạng mới nhất này, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế, tăng 10 bậc so với năm 2018. Đây là kết quả sau nhiều năm chúng ta cố gắng hết sức trong cải cách TTHC.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV, Thủ tướng luôn luôn quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, hướng tới người dân, doanh nghiệp. Nhiệm vụ cải cách luôn được Thủ tướng nêu tại tất cả các phiên họp Chính phủ với những chỉ đạo quyết liệt về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó, cải cách TTHC, cắt giảm điều kiện kinh doanh được coi là giải pháp hữu hiệu, không tốn kém, tạo dư địa cho tăng trưởng.

Kể từ năm 2014 đến nay thì đây là năm thứ 6 liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Chỉ thị nhằm tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng.

Chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các Bộ trưởng cũng như người đứng đầu các địa phương.

Lãnh đạo Chính phủ đã chủ trì nhiều cuộc họp, hội nghị có nội dung liên quan đến công tác cải cách hành chính, cải cách TTHC; đã nghiêm túc lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp về khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị cải cách chính sách, quy định, TTHC và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành về cải cách TTHC, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh. 


Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ cải cách kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm điều kiện kinh doanh vào khoảng hơn 18 triệu ngày công, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Từ năm 2018 đến nay, hầu như không phiên họp Chính phủ tháng nào Thủ tướng không đề cập tới yêu cầu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thậm chí, Thủ tướng đã đặt câu hỏi trực tiếp với các thành viên Chính phủ và liên tục nhấn mạnh yêu cầu không nâng cơ học các điều kiện đầu tư kinh doanh từ thông tư lên nghị định, kiên quyết cắt bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, loại bỏ giấy phép con; quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Trong phiên họp Chính phủ tháng 10 vừa qua, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư kinh doanh và nhấn mạnh nếu chúng ta không thực sự quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà, thua ngay các đối tác truyền thống đang cải cách rất mạnh mẽ xung quanh.

Bộ trưởng có thể chia sẻ về một số kết quả cụ thể trong nỗ lực cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh đã mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Từ sự quyết liệt từ những năm trước, đến năm 2018 là năm chứng minh những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đem lại thành công trong vấn đề cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh.

Từ năm 2018 đến nay, để cắt giảm các điều kiện kinh doanh không hợp lý, Chính phủ đã ban hành 31 Nghị định để chính thức cắt giảm 3.451 điều kiện kinh doanh không hợp lý trên tổng số 6.191 điều kiện kinh doanh (đạt 111% so với mục tiêu, giúp tiết kiệm hơn 5,9 triệu ngày công/năm, tương đương gần 894 tỷ đồng/năm).

Các Bộ đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 21 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm 6.776/9.926 danh mục dòng hàng; cắt giảm và đơn giản hóa 30/120 thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tiết kiệm hơn 12 triệu ngày công, tương đương 5.442,8 tỷ đồng/năm. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ cải cách kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm điều kiện kinh doanh vào khoảng hơn 18 triệu ngày công, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đã tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại qua biên giới. Năm 2018 chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD; ước tính với 12 triệu tờ khai của năm 2018, doanh nghiệp tiết kiệm được trên 200 triệu USD, tương đương hơn 4.000 tỷ đồng thủ tục thông quan; tiết kiệm trên 17 triệu giờ lưu kho đối với 5,8 triệu tờ khai xuất khẩu và tiết kiệm 37 triệu giờ lưu kho đối với 6,2 triệu tờ khai nhập khẩu.

Hiện nay, riêng hàng luồng xanh, thời gian thông quan chỉ còn 1-3 giây; tỷ lệ lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành chỉ còn 19,1%.

Cơ chế một cửa liên thông được triển khai có hiệu quả khi 54/63 địa phương đã thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, việc này tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.

Để đạt được kết quả như vậy là do Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt, tất cả các phiên họp Chính phủ đều đặt vấn đề liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính. Trong đó Tổ công tác của Thủ tướng thường xuyên lắng nghe doanh nghiệp, thường xuyên trao đổi với các Bộ để rà soát các quy định nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp. Những cải cách như vậy đã đem lại niềm tin cho doanh nghiệp.

Trong quá trình làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, không hiếm lần Tổ công tác của Thủ tướng đã phải "gay gắt", quá trình này khó khăn như thế nào để có kết quả như ngày hôm nay?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Ở nhiệm kỳ này, Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác của Thủ tướng với nhiệm vụ giúp Thủ tướng đôn đốc các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành, địa phương.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ có khó khăn vì đầu tiên là vấn đề có thể động chạm quyền lợi, lợi ích nhóm. Tuy nhiên dựa trên sự chỉ đạo của Thủ tướng, chúng ta phải minh bạch, nếu không sẽ là rào cản khó khăn cho doanh nghiệp.

Từ quyết tâm của Thủ tướng, Tổ công tác của Thủ tướng quyết liệt trong công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, không ngại va chạm, dám làm và làm nhiều việc khó nhằm thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách kiểm tra chuyên ngành. Những lời khen hay nhắc nhở các đơn vị, Tổ công tác đều truyền đạt đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Các Bộ, ngành, địa phương đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hành chính, nhất là vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đến nay, những nỗ lực của cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh là được người dân, doanh nghiệp đánh giá cởi mở hơn, hiệu quả hơn.

Đối với bảng xếp hạng mới nhất về năng lực cạnh tranh, chúng ta vui mừng nhưng tôi khẳng định là chúng ta chưa thỏa mãn, vì dư địa cải cách để chúng ta tăng trưởng còn rất nhiều.

Theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ thì chúng ta vẫn tiếp tục rà soát, cắt giảm, cải cách hành chính mang tính thực chất hơn nữa, lượng hóa cụ thể bằng thời gian, giảm chi phí chính thức và phi chính thức cho doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Gia Huy (ghi)/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Thái Nguyên: Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp – “cú hích” phát triển nền kinh tế

    (Xây dựng) – Thái Nguyên luôn xác định ngành công nghiệp đóng vai trò “trụ cột”, là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì thế, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp (KCN) là tiêu chí hàng đầu để sớm hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Nhằm hiện thực hóa điều này, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra các định hướng phát triển và tập trung triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Chấm dứt hoạt động dự án chăn nuôi, sản xuất giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định

    (Xây dựng) - Dự án Chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng đã chính thức “khai tử”. Nguyên nhân do nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

  • Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 8/9, Đoàn công tác Tổng cục Hải quan do đồng chí Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu - đóng tại địa bàn Quảng Ninh.

  • Triển vọng kinh tế tích cực hơn

    Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và tiếp tục đạt mức 6,5% trong hai năm tiếp theo. Nền kinh tế vẫn duy trì được khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.

  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, kiểm tra những khó khăn của nhiều dự án Việt Nam tại Lào

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong hai ngày 7 - 8/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới làm việc, đánh giá, kiểm tra, xem xét những khó khăn của một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Nam Lào.

  • Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị chính quyền địa phương phối hợp các bộ, ngành chỉ đạo thương nhân đảm bảo duy trì nguồn cung xăng dầu, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.

Xem thêm
  • Khẩn trương khắc phục sự cố lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau bão

    Ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành công điện số 6814/CĐ-BCT về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3.

    07:47 | 08/09/2024
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để xuất nhập khẩu hàng hóa xứng tầm?

    (Xây dựng) – Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại thành phố Cần Thơ, Cục Xuất nhập khẩu thông tin cho biết kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của cả vùng đạt 7,59 tỷ USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ 2023, chiếm 3,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại của vùng 7 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 8,11 tỷ USD, tương đương với 3,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên theo nhận định Bộ Công Thương xuất nhập khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa xứng tầm.

    14:37 | 07/09/2024
  • Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh trên 2.000 tỷ đồng được đầu tư tại Bình Định

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh, ông Đặng Vĩnh Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa ký giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh cho nhà đầu tư Future Enterprises PE. LTD với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 80,740 triệu USD.

    11:15 | 07/09/2024
  • Quy định về chuyển giao hạng mục cấp điện

    (Xây dựng) - Thẩm quyền tiếp nhận hạng mục cấp điện các dự án của Công ty thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

    09:08 | 07/09/2024
  • Thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 5/9/2024 thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các luật có liên quan (Tổ công tác).

    08:38 | 07/09/2024
  • Hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP

    (Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

    08:28 | 07/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

    22:56 | 06/09/2024
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load