(Xây dựng) - Với gần 300 triệu thông tin bị rỏ rỉ và hơn 1 tỷ USD bị đánh cắp trong năm qua đó là hậu quả từ những cuộc tấn công mạng trên khắp thế giới.
Chỉ 2 tháng đầu năm 2016, thế giới đã chứng kiến những sự cố an ninh mạng táo bạo chưa từng thấy. Các vụ tấn công mới nhất ngày càng tinh vi và nguy hiểm. 2 loại tội phạm mạng đang ngày càng phổ biến hiện nay bao gồm một nhóm có sự tài trợ của quốc gia và tội phạm mạng có tổ chức.
Một cuộc tấn công vào hệ thống điện ở Ukraine đã khiến hàng trăm ngàn ngôi nhà bị mất điện. Tin tặc đã bí mật cài đặt các phầm mềm độc hại vào hệ thống cơ sở hạ tầng điện năng của quốc gia này, việc này khiến cho các nhân viên phải dựa vào bản sao lưu thủ công để khôi phục trong 2 tháng sau đó.
Một cuộc tấn công trong tháng 2 năm nay vào hệ thống y tế Hollywood Presbyterian được gọi là ransomware đã ngăn cản truy cập của các nhân viên y tế vào hệ thống của bệnh viện với mục tiêu đóng cửa bệnh viện.
Vào tháng 2/2015, Anthem thừa nhận hệ thống mạng của công ty này đã bị tin tặc tấn công, 80 triệu hồ sơ cá nhân của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế của Amerigroup, Anthem Blue Cross và Blue Shield đã bị rò rỉ. Dữ liệu bao gồm tên tuổi, địa chỉ, mã an sinh xã hội và địa chỉ email. Công ty cho biết không có bằng chứng cho thấy thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng bị tiết lộ. Theo Bloomberg, các hacker Trung Quốc là đối tượng tình nghi chính của cuộc tấn công mạng này.
Một nhóm tin tặc xâm nhập hệ thống mạng của hàng trăm ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bắt đầu từ cuối năm 2013, một nhóm tội phạm mạng không rõ danh tính đã xâm nhập vào hệ thống mạng của một công ty tài chính bằng cách gửi đến những file có chứa mã độc.
Cho tới khi cuộc tấn công bị Kaspersky Lab phát hiện vào năm 2015 đã có ít nhất hơn 100 ngân hàng tại 30 quốc gia trong đó có Nga, Mỹ, Đức, Trung Quốc và Ukraina bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, những tên tội phạm đã sử dụng máy tính để tấn công hệ thống máy ATM hay chuyển tiền vào tài khoản số do chúng kiểm soát.
Nhóm tin tặc Italy đã tiết lộ tìm thấy công cụ mà Chính phủ nhiều quốc gia sử dụng để do thám công dân của mình. Tin tặc đã tấn công các tài khoản Twitter và giao bán 400 gigabyte dữ liệu. Dữ liệu này đã tiết lộ những giao dịch kinh doanh của FBI, chính phủ Tây Ban Nha, Nga và nhiều quốc gia khác nơi mà vấn đề nhân quyền yếu kếm như Sudan, Ai Cập, Arab Saudi.
Tin tặc tấn công hệ thống mạng không phân loại của Nhà Trắng trong năm 2014, sự việc tiếp tục tồi tệ hơn trong năm 2015. Cuộc tấn công gây ra sự gián đoạn tạm thời của một số dịch vụ, tuy nhiên tình trạng này đã bị xem nhẹ. Nhiều tháng sau đó, những chi tiết mà tin tặc Nga thu được từ việc khai thác lịch làm việc của Tổng thống Mỹ, các email trao đổi đã tiết lộ những cuộc tranh luận cá nhân về các vấn đề chính trị và các thông tin nhạy cảm khác liên quan đến Tổng Thống.
Theo New York Times đây là một trong những cuộc tấn công mạng tinh vi nhất từ trước tới nay. Cuộc tấn công này được cho là có liên quan đến chính phủ Nga. Những kẻ tấn công tương tự cũng đã đạt được quyền truy cập vào hệ thống email của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Khoảng 15 triệu người sử dụng dịch vụ viễn thông không dây từ T-Mobile đã bị mất thông tin sau khi công ty Tín dụng Experian kiểm tra thông tin các khách hàng tiềm năng của T-Mobile. Các hacker đã đánh cắp tên tuổi, địa chỉ và mã số an sinh xã hội của các khách hàng.
Thu Giang (Theo Techinsider và Fortune)
Theo