Bên cạnh những địa điểm tham quan nổi tiếng, những bảo tàng kỳ quặc dưới đây cũng thu hút người xem bởi tính chất kỳ lạ và những hiện vật được trưng bày.
Bảng tàng khăn giấy ướt ở Michigan
"Cổ vật" lâu đời nhât tại bảo tàng khăn giấy ướt
Bảo tàng này nằm ngay bên cạnh Trung tâm Thiên văn Abrams của Đại học bang Michigan, hiện trưng bày một trong những bộ sưu tập lâu đời để công chúng chiêm ngưỡng. Trên hai tủ sách lớn trong văn phòng của French John, người quản lý, có hơn một nghìn loại khăn ướt từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là chưa sử dụng.
Một trong những hiện vật nổi tiếng của bộ sưu tập bao gồm một khăn giấy đã dùng, do Ray và Tom Magliozzi, những người dẫn dất show phát thanh "Car Talk" nổi như cồn, gửi tặng. French, đồng thời là người điều phối của trung tâm thiên văn, cho biết, bộ sưu tập cũng bao gồm một chiếc khăn giấy từng được sử dụng trong một sự kiện đấu vật sumo ở Nhật Bản và từ Trump’s Castle ở Atlantic City, New Jersey.
Nhiều người đặt câu hỏi tại sao bảo tàng lại trưng bày khăn giấy ướt? French lên tiếng: "Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều có mong muốn sưu tập một thứ gì đó”. “Cổ vật” lâu đời nhất ở đây là một hộp khăn giấy "Wash Up!" từ những năm 1963.
Bảo tàng lọc thận ở Trung tâm thận ở Northwest, Seattle
Trung tâm thận Northwest, nơi có bảo tàng lọc thận
Seattle có nhiều điểm tham quan thú vị như bức tường kẹo cao su ở khu chợ Place Pike. Bên cạnh đó, ở đây còn có một bảo tàng thú vị không kém: bảo tàng lọc máu.
Hai năm trước, Trung tâm Thận Northwest đã thành lập một bảo tàng miễn phí để chào mừng kỷ niệm lần thứ 50 trung tâm giữ vai trò tiên phong trong điều trị y tế. Những người quan tâm đến các thiết bị y tế cũ và những người phải chống chọi với căn bệnh thận có thể bị thu hút bởi bảo tàng này.
Bảo tàng trưng bày hình ảnh lịch sử của việc lọc máu qua máy và hình ảnh về một số mô hình bệnh viện đầu tiên từ những năm 1940, và máy chạy thận bỏ túi từ những năm 1960. Một số máy được tạo thành từ các công cụ dự phòng, bao gồm cả một "máy chạy thận bỏ túi" đặt trong một chiếc vali.
Bảo tàng Mật mã quốc gia ở Maryland
Lối vào Bảo tàng Mật mã Quốc gia, ở Maryland
Bảo tàng Quốc gia Cryptologic, cách phía bắc của Washington DC khoảng 25 dặm (tương đương 40 km), mang lại cho du khác một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử của gián điệp Mỹ, từ những cuốn sách mật mã được sử dụng trong cách mạng Mỹ cho tới cờ báo hiệu trong cuộc nội chiến và các thiết bị giải mã trong Thế chiến II.
Điểm nhấn của bảo tàng là một thiết bị mật mã thế kỷ 18, được mua lại từ chủ tiệm bán đồ cổ ở West Virginia; ông chủ cửa hàng đã tìm thấy nó gần Monticello. Người phụ trách bảo tàng tin rằng nó là thiết bị mật mã lâu đời nhất thế giới. Hai chiếc máy bay được sử dụng cho các nhiệm vụ bí mật đang đậu bên cạnh.
Bảo tàng Lịch sử lễ tang Quốc gia ở Houston
Bảo tàng văn hóa và lịch sử nghiêm túc này lại tạo cảm giác vui nhộn, từ châm ngôn "Bất cứ ngày nào trên mặt đất là ngày vui" cho đến một ngôi nhà ma ám.
Hiện vật triển lãm bao gồm đồ tạo tác từ đám tang của tổng thống và người nổi tiếng, xe tang lịch sử và một bản sao đầy đủ quy mô của một trạm ướp xác từ một chiến trường trong cuộc nội chiến.
Ngoài ra, trong không gian trưng bày có diện tích 20.000 foot vuông (1.860 mét vuông), còn có một phòng trưng bày Victorian sống động, minh họa cho những công việc thực hiện tại nhà tang lễ, và một bình đựng tro hoả táng từ những năm 1900.
Bảo tàng Vent Haven ở Fort Mitchell, Kentucky
Bảo tàng Vent Haven hiện trưng bày hơn 800 con rối “nói tiếng bụng” với biểu cảm vô cùng bí hiểm, cùng hàng ngàn bức ảnh của các diễn viên nổi tiếng và một thư viện đầy sách hướng dẫn nghệ thuật tiếng bụng. Ngoài ra, đây cũng là nơi tổ chức chương trình nghệ thuật cho học viên hàng năm.
Trong số những con rối được trưng bày, có cả một bản sao của Charlie McCarthy, là người bạn tri kỷ của diễn viên nổi tiếng Edgar Bergen. Ngoài ra, bảo tàng còn có một con rối mà du khách có thể thử các kỹ năng tiếng bụng của nó.
Theo Zing
Theo