Thứ bảy 12/10/2024 08:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Những người mẹ tôi quen

09:46 | 20/03/2015

Mẹ tôi sống cả một đời cực nhọc nhưng không kêu ca. Bà đã từng có tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng năm 1955 biến động, gia tài của nhà bị mất, ông bà ngoại tôi đau tim mà chết, mẹ tôi can đảm từ bỏ ký ức sống cuộc sống của một người độc lập vượt qua nhiều bất hạnh nữa. Bây giờ bà 84 tuổi, con cháu đông. Nhưng ai có việc nấy lại hành xử như nhiều người thời đại mới. Không bao giờ để mẹ thiếu tiền nhưng thực ra mẹ lại thiếu tất cả...


Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng.

Mẹ tôi năm nay 84 tuổi. Bà đau yếu quặt quẹo từ lâu nhưng vẫn làm việc vẫn hoạt động không ai trong nhà nghĩ bà đã đến tuổi 84 và bắt đầu hi vọng bà sống thêm được nhiều năm. Hy vọng nhưng thương quá vì từ năm ngoái khi ông già mất, bà không muốn về nhà. Bà theo cô út và chàng rể ra sống ở Quảng Ninh, mấy lần con cái đón bà về Huế. Nhưng bà có vẻ sợ hãi. Chắc sợ cô đơn một mình trong phòng, sợ sự lãnh đạm của người chung quanh. Kể cả con cháu. Bà cần thuốc có thuốc. Cần ăn uống gì thì có ngay. Nhưng ở tuổi 84 bà đâu chỉ cần những thứ đó?

Mùa hè năm 1972 tôi đi công tác có dịp ghé thăm gia đình. Làng xóm tan hoang vì cách đấy một tuần bọn Mỹ vừa ném bom. Lúc đó nhà tôi ở Thanh Hoá. Cả làng hầu như bị xoá sổ. Cha mẹ tôi nhặt nhạnh từng cái bát vỡ từng cái xoong nhôm bẹp rúm để gây lại ngọn lửa sống cho cả nhà. Trên nền gạch bị cày xới, một túp lều dựng lên. Thế ăn uống thì sao?

Cha mẹ tôi chỉ vào góc lều. Tôi chưa hiểu là gì thì mấy đứa em tôi bảo nhà mình vừa bị bom nên tháng này ưu tiên chỉ phải ăn 70 phần trăm sắn... Hoá ra đây là sắn người ta phơi cả củ. Những củ sắn dài ngoẵng nhiều xơ trong cái vỏ đen sì nhìn mà ngại quá.

Tôi chưa bao giờ nhìn thấy củ sắn mà đen đến thế. Nhưng mẹ tôi, lúc ấy còn khoẻ, nhanh nhẹn gạt ngay ý nghĩ ngại ngùng của tôi: "Ăn được mà, rồi con xem. Nhà mình có tiêu chuẩn gạo cán bộ còn được mua sắn chứ chung quanh bà con còn đứt bữa kia".

Tôi ra bờ con mương chảy trước nhà thấy cái chậu sành đã ngâm đầy thứ củ đen sì. Sắn khô ngâm nửa ngày, phần vỏ mềm ra. Bóc vỏ đi cắt nhỏ củ cho vào cối giã nát rồi lọc qua rổ lấy phần bột. Ngào bột sắn rắc vào chút bột mì nặn thành bánh ở giữa cho chút hành khô xào mỡ để vào rổ hấp lên. Tôi nhìn tay cô giáo khô xác đen sì vì nhựa mà không thể giúp mẹ được nhiều. Tôi giã giúp mẹ một cối bột mà thở không ra hơi. Sau đó tôi đi, biết rằng mẹ ở nhà gánh vác tất cả những việc nhọc nhằn với mấy đứa em tôi còn nhỏ. Những thứ lương thực kiểu ấy vào tay mẹ là nuốt trôi được. Rồi trồng khoai, trồng rau, trồng củ. Rồi nuôi lợn. Trong khi công việc nhà trường chồng chất lên đầu mấy cô giáo để các thầy cầm súng ra trận.

Mẹ tôi sinh năm người con. Cuối năm 1972 em út tôi ra đời giữa đêm B52 ném bom xuống cầu Hàm Rồng đường chim bay rất gần nhà tôi. Bom ném quanh làng. Mẹ tôi trở dạ em út tôi trong hầm. Lửa cháy khắp nơi không ai giúp được ai. Em trai tôi 10 tuổi đun một siêu nước, chạy ra giếng múc nước rồi vào hầm giúp mẹ sinh em. Mẹ tôi hướng dẫn cho nó mọi việc và thằng bé 10 tuổi can đảm cắt rốn cho em, lau rửa cho em cho mẹ. Khi tôi về nhà sau mấy tháng, nó mới kể cho tôi nghe và oà khóc. Nó bảo do mẹ gan lắm nên lúc đó em không sợ. Bây giờ mới sợ...

Mẹ tôi sống cả một đời cực nhọc nhưng không kêu ca. Bà đã từng có tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng năm 1955 biến động, gia tài của nhà bị mất, ông bà ngoại tôi đau tim mà chết, mẹ tôi can đảm từ bỏ ký ức sống cuộc sống của một người độc lập vượt qua nhiều bất hạnh nữa. Bây giờ bà 84 tuổi, con cháu đông. Nhưng ai có việc nấy lại hành xử như nhiều người thời đại mới. Không bao giờ để mẹ thiếu tiền nhưng thực ra mẹ lại thiếu tất cả...

Tôi viết về mẹ vài dòng và muốn viết thêm về nhiều người phụ nữ mà tôi quen biết. Tôi được chị Thanh Hương, tác giả sân khấu nhờ biên tập cuốn "Đi trong cuộc sống", phần nói về việc riêng chị dành rất ít trang nhưng với tôi nó quan trọng vì tôi được thấy một người mẹ như hàng triệu người mẹ trên đất nước này, một mình vật lộn với đời sống đơn độc, nuôi con khôn lớn, còn tạo dựng cho mình một vị trí trong xã hội để không thua kém ai. Thật xúc động khi chị kể về ngày đột nhiên phát hiện khối u trên đầu chồng, đưa anh vào viện thấy anh lơ đãng ngủ li bì. Bác sĩ, y tá thì tắc trách. Chứng u não làm chồng chị gục rất nhanh. Anh mất. Một mình chị ôm con khóc đêm đêm.

Rồi chiến tranh. Con gái của chị phải sơ tán theo trường. Cuối tuần chị đạp xe thăm con, thấy con quần áo hôi hám, lòng chị xót như xát muối. Con chị nói: "Giếng sâu lắm, mỗi lần kéo được gàu nước con rất đau tay. Trời mùa đông con đứng tắm bên thành giếng lạnh lắm mẹ ơi...". Chị nhìn đứa con nhỏ xíu xách cặp lồng đi qua cả cánh đồng sang xóm bên kia vì trường phải phân tán nhiều nơi, bếp ăn làm ở xóm ấy.

Cặp lồng cơm nguội ngắt với vài miếng đậu phụ kho trắng nhợt. Nhìn con ăn cơm, nhìn chỗ ở của con mà không thể giúp con. Lại phải đạp xe về vì còn việc cơ quan. Chị còn phải đi thực tế vì mình không đi không thể yên được. Chị gửi con lại Hà Nội 6 tháng trời để đạp xe vào tuyến lửa. Ngày đó điện thoại không có, thư từ rất lâu mới tới nơi, lòng người mẹ bất an bao nhiêu khi gửi con lại mà chẳng có tin tức gì.

Trên thế giới này chắc ít người khổ như phụ nữ Việt Nam. Tiễn đứa con ra đi, tiễn "thằng cu" thân yêu của mình đi ra cổng là xem như bặt vô âm tín. Chịu đựng như vậy cho đến khi hết chiến tranh, may ra "thằng cu" của mình còn được trở về. Rồi biết bao nhiêu cô gái trẻ lấy chồng, ở với chồng ba đêm, hoặc một tuần, anh ấy đi. Có khi mới vào được Quảng Bình đơn vị bị bom. Anh ấy chết. Nhưng vì chính sách hậu phương người ta không thể báo tử. Cứ thế 5 năm, 10 năm... Người con gái bước sang tuổi băm mà vẫn chờ đợi.

Cách đây gần chục năm tôi được phân công biên tập cuốn Nhật ký viết tay của nhà văn Nguyễn Thi. Ông ghi về những trận công đồn, những sinh hoạt lính tráng vui nhộn thời chống Pháp những năm năm mươi. Nhưng ông ghi rất sâu sắc câu chuyện tình yêu của ông.

Chị tên là Bình Trang, một trong ba tiểu thư con của một vị kỹ sư ở Sài Gòn, rời bỏ cuộc sống nhung lụa để cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Chị không thuộc trường hợp hiếm hoi khi ấy. Nhiều trí thức chọn con đường như chị. Trong đơn vị bộ đội, chị Bình Trang làm nhiều việc nhưng có một việc rất độc đáo. Trong bưng biền kháng chiến, bộ đội thường chiếu phim, hầu hết là phim Xôviết. Nhưng máy chiếu không có bộ phận phát tiếng. Thế là Bình Trang ngồi kéo ác coocđêông minh hoạ cho phim. Cứ nhìn lên màn ảnh, thấy cảnh nào thì kéo đàn cho hợp... và bộ đội ta vui vẻ xem phim, nghe nhạc. Thông thường mỗi đêm kéo đàn ba tiếng. Có đêm đột xuất phải kéo đến 5 tiếng.

Một hôm chị đang phát rẫy, mặc áo cộc tay quần xà lỏn. Nguyễn Thi đi qua xuống rẫy làm quen. Tình yêu đến rất nhanh, như số phận sinh ra họ dành cho nhau. Anh em bộ đội kéo tới làm cho họ cái lán ở vùng rừng Tha La. Ở đây chị Bình Trang cùng chồng tranh thủ khi nghỉ cưới, đã phát rẫy dự định trồng mía, lấy cái nuôi con. Nhưng giữa tuần trăng mật anh chị phải chia tay. Mấy rẫy phát rồi cỏ mọc lại. Hom mía anh Thi đi xa kéo về bằng xe bò cũng bỏ lại, để theo đơn vị.

Tuần trăng mật ấy là quãng thời gian đẹp nhất của hai người. Sau này trong tác phẩm của mình, Nguyễn Thi nhiều lần nhắc lại cái ánh trăng đã chứng kiến hạnh phúc của họ.

Bình Trang có thai. Kháng chiến vào giai đoạn ác liệt. Chị mang xắc cốt tài liệu, mang đứa con trong bụng đi công tác về miền đông, tới Campuchia, tới những nơi xa xôi của miền rừng này. Chẳng có gì ăn. Chỉ khoai sắn mà cũng thiếu.

Đơn vị nghĩ đến phương án thuận lợi cho anh chị. Chị được phân công về công tác nội thành Sài Gòn. Để hợp thức hoá một gia đình, một đồng chí nam được cử về cùng chị. Hai người đóng giả vợ chồng. Nguyễn Thi ôm vợ, ôm cả đứa con trong bụng vợ, chia tay, không bao giờ nghĩ rằng đây là cuộc chia ly.

Kháng chiến thành công. Đất nước chia cắt. Nói rằng hai năm sẽ hiệp thương thống nhất, lại có công tác, Nguyễn Thi không thể đi tìm vợ mà phải theo tàu tập kết ra Bắc. Rồi hai năm cứ thế nhân lên... Ở Sài gòn ngày ấy, những người kháng chiến cũ như chị Bình Trang gặp rất nhiều hoạn nạn. Chị sinh con, nuôi con, bị tù đày. Gặp trăm ngàn khó khăn đau khổ. Chị không thể chịu đựng một mình, phải nương tựa vào một đồng chí nam. Nguyễn Thi ở miền Bắc không hiểu hết mọi điều. Đau khổ làm anh mất sáng suốt. Anh lấy một người phụ nữ khác.

Con gái Trang Thu của họ không bao giờ gặp cha.

Những người đồng đội chị Bình Trang ở Sài Gòn thấu hiểu nỗi đau của chị. Đang giữa chừng cuộc chiến, chị được lệnh ra Bắc. Gửi con gái cho người ruột thịt ở Sài Gòn, Bình Trang đeo ba lô đi bộ mấy tháng trời, ra đến miền Bắc thì Nguyễn Thi đã lên đường vào miền Nam...

Số phận của họ đã không còn đổ bóng vào nhau. Có tất cả chuyện đó có lẽ vì họ quá yêu nhau.

Trong đợt tổng tấn công lần thứ hai vào Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Thi hi sinh trên đường Minh Phụng, có lẽ rất gần nơi ở của con gái anh! Chị Bình Trang, sau rất nhiều nước mắt đã lên đường ra nước ngoài học chỉ huy dàn nhạc. Câu chuyện của họ cũng là nhỏ bé trong biển cả những đau thương mà dân tộc ta phải chịu đựng mấy chục năm. Nhưng là câu chuyện của một nhà văn. Nó không khỏi làm ta ám ảnh.

Lê Minh Khuê/ Báo Công an Nhân dân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nâng niu vẻ đẹp của người phụ nữ Việt trong tà áo dài đến từ thương hiệu Kén Design

    (Xây dựng) - Hưởng ứng Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 nhân dịp chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), thương hiệu thời trang Kén Design đã cho ra mắt Bộ sưu tập áo dài “Hỷ” với cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài - biểu tượng văn hoá Việt Nam.

  • Vinhomes Royal Island tổ chức chuỗi sự kiện tôn vinh “Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn - Ngời khí chất”

    (Xây dựng) - Từ ngày 11/10, chuỗi sự kiện “Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn – Ngời khí chất” chính thức được tập đoàn Vingroup phát động nhằm tôn vinh phụ nữ thời nay bản lĩnh và khát vọng. Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong hai ngày 19/10 - 20/10 tại “thành phố Đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) gồm Giải chạy, giải Golf, cuộc thi tôn vinh Phụ nữ Hải Phòng và đặc biệt là đêm nhạc với các nghệ sĩ nổi tiếng như Thu Phương, Tuấn Hưng, Double 2T, Liz Kim Cương, DJ Gatik và MC Hype…

  • Đưa cuộc thi “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” vào trường mầm non

    (Xây dựng) – Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), trên khắp phố phường Hà Nội trang trí cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, triển lãm được tổ chức sôi nổi nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện trọng đại này. Hòa trong không khí đó, một trong những hoạt động ý nghĩa đó là “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” của cô trò trường Mầm non Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

Xem thêm
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

    21:57 | 04/10/2024
  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

    10:49 | 03/10/2024
  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

    22:50 | 01/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load