Thứ ba 08/10/2024 04:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Những món ăn mang lại may mắn dịp Tết

17:11 | 07/02/2016

Những món ăn như cam quýt, mỳ sợi dài hay cá nguyên con của Trung Quốc với ý nghĩa sẽ mang đến rất nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe là món bạn nên thử vào dịp Tết.

1. Sủi cảo


Sủi cảo là món ăn truyền thống của người Trung Quốc.

 

Đây là món ăn truyền thống của người Trung Quốc, vì vậy vào mỗi dịp Tết đến mọi người lại quây quần bên nhau cùng nhào bột và nặn sủi cảo với các loại nhân như thịt, tôm, bắp cải làm món ăn vô cùng hấp dẫn và thơm ngon. Sủi cảo được hấp rồi ăn kèm với xì dầu, giấm, rất thú vị. Vào ngày Tết người ta thường nặn sủi cảo hình đồng bạc xưa với hy vọng mang đến sự giàu có cho gia đình.

2. Cá nguyên con

Từ “cá” trong tiếng Trung Quốc phát âm gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”. Đó là lý do tại sao cá trở thành món ăn may mắn trong ngày đầu năm của người dân nước này. Khi ăn món cá với người Trung Quốc, bạn cần quan tâm tới một số chi tiết như cá luôn phải giữ nguyên đầu, đuôi và vây, có như vậy thì may mắn mới “dư thừa” trong suốt cả năm.


Cá là món ăn thường có mặt trong bữa ăn ngày Tết của người Trung Quốc.

Hơn nữa, khi ăn hết thịt ở một mặt cá, bạn không được lật mình con cá để ăn sang mặt bên kia bởi như thế tựa như chiếc thuyền bị lật, bị coi là điềm gở. Ăn đúng cách của người Trung Quốc là sau khi hết một mặt cá, bạn gỡ xương và ăn tiếp sang phần thân bên kia.

Trong tiếng Trung Quốc, từ cá đồng nghĩa với sự dư dật. Bởi lẽ đó những món cá để nguyên đầu và đuôi là một phần không thể thiếu trong các mâm cỗ Tết để có được một khởi đầu và kết thúc tốt đẹp, đồng thời tránh mọi tai họa trong năm mới.

3. Cam, quýt

Trong dân gian Trung Quốc, chữ quýt gần với âm cát, mang ý nghĩa may mắn. Vì vậy trong mâm cỗ hay trong nhà vào dịp Tết người ta luôn bày biện cam quýt với ý nghĩa sẽ mang lại sự may mắn, hạnh phúc và giàu có cho gia chủ.


Quýt là món quà người ta thường tặng nhau dịp năm mới.

Không chỉ vậy, đây còn là món quà tặng nhau rất ý nghĩa. Thường người phụ nữ đầu năm đi chúc tết người thân và bạn bè đều chuẩn bị một ít quýt đổ đựng trong chiếc giỏ, ngoài ra có thể thêm hạt dưa, bao lì xì với ý nghĩa mang đến cho gia chủ lời chúc may mắn, hạnh phúc, con cháu đầy nhà.

4. Bưởi

Những quả bưởi da óng vàng luôn được nhiều người Trung Quốc lựa chọn để thắp hương hay bày biện trong nhà. Những quả bưởi càng to thì được cho là mang đến nhiều quyền lực và giàu có cho gia chủ.


Theo quan niệm của người Trung Quốc, bưởi càng to vị thế càng lớn.

Quan niệm này xuất phát từ việc tên gọi "bưởi" trong tiếng Quảng Đông giống như cụm từ "giàu có", "vị thế". Ngoài ý nghĩa như vậy, bưởi còn là loại trái cây ăn rất thanh mát vào những ngày Tết.

5. Mỳ sợi dài

Trung Quốc có nhiều loại mì ngon nổi tiếng và được liệt vào trong những món ăn phải thử khi đến đất nước này. Món ăn này thu hút bởi vị ngon từ những sợi mì dai và dày làm từ bột gạo tẻ. Theo quan niệm của người Trung, sợi mỳ càng dài tượng trưng cho cuộc sống bền lâu. Vì vậy vào đầu năm mới, những bát mỳ sợi dài luôn được ưa chuộng.


Mỳ với ý nghĩa mang lại trường thọ.

Cả tô mì đó thực chất chỉ được nấu lên từ một sợi mì, trong quá trình chế biến, người ta phải thật cẩn thận để sợi mì không bị đứt. Trước đây, những đầu bếp tài danh của Trung Quốc có thể làm sợi mì trường thọ bằng tay, họ quay bột bằng tay ở trên không và tạo ra sợi mì thon dài từ một cục bột nhưng giờ không còn mấy đầu bếp làm được điều này.

Theo An An/Dantri.com.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load