Thứ bảy 12/10/2024 16:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Những mái chùa quê

21:11 | 02/02/2013

1. Trên đất nước mình, đi đâu ta cũng gặp những mái chùa cổ kính mái ngói thâm nâu, nằm yên ả, trầm mặc và tôn nghiêm giữa những vòm xanh cổ thụ. Chùa không chỉ là nơi truyền bá Phật giáo, dành cho các nhà tu hành, nơi thờ cúng, mà đó còn là nơi chúng ta hướng đến, dù là Phật tử hay người thường, để mong tìm thấy sự bình an, tốt lành giữa trần thế.


Chùa Hang ở Trà Vinh

Còn với kho tàng di sản kiến trúc văn hóa của dân tộc, thì chùa Việt có một giá trị đặc biệt. Theo thống kê, hiện cả nước có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% số di tích của Việt Nam. Chùa có từ bao giờ, không rõ nữa, chỉ biết rằng, những ngôi chùa cổ nhất được xây dựng tại nước ta như chùa Dâu, tên chữ là Diên Ứng tự, tọa lạc trên đất làng Dâu thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, xây vào thời tiền Lý Bí (544 - 548), trước khi có thành Thăng Long. Và phật tử đầu tiên của nước ta là Chử Đồng Tử (theo Lĩnh Nam Trích Quái).

Chùa gắn liền với sự ra đời của Phật giáo nước ta, vốn được các tăng sĩ người Ấn vào truyền bá từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ III trước công nguyên. Thuở ban đầu, giáo đường của Phật giáo chỉ là những am miếu nhỏ xây nép dưới các gốc cổ thụ, gọi là tăng miếu. Về sau, do Phật giáo phát triển, tượng Phật được đưa vào thờ, nên cần không gian lớn hơn, rộng hơn… và ngôi chùa được xây dựng thay cho tăng miếu nhỏ bé.

2.  Với người Việt, chùa là công trình kiến trúc tôn giáo đặc biệt của cộng đồng. Hầu hết chùa được xây dựng ở làng xã. Câu ca dao “Đất vua, chùa làng” là vì thế.  Xây chùa bao giờ cũng là việc trọng đại. Cuộc đất để dựng chùa phải đắc địa, đẹp, rộng rãi, cao ráo và tốt về phong thủy. Tỷ như bên trái thoáng đãng hay có sông hồ bao bọc, bên phải là lớp lớp núi cao có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Chính vì thế mà các ngôi chùa bao giờ cũng có cảnh quan tươi đẹp.  Chùa Việt không phải là một công trình đơn lẻ, mà là một quần thể gồm nhiều kiến trúc và có bố cục mặt bằng khác nhau. Điều này thấy rõ nhất là chùa ở đồng bằng Bắc bộ. Đó là chùa có mặt bằng hình chữ Đinh như chùa Hà, chùa Bộc, chùa Bích Động, chùa Trăm Gian. Chùa có hình chữ Công  như chùa Cầu, chùa Keo. Chùa hình chữ Tam như chùa Tây Phương, chùa Kim Liên. Và cuối cùng là chùa có mặt bằng kiểu Nội công ngoại quốc như chùa Láng, chùa Đậu. Trong các loại hình cấu trúc trên, chùa có mặt bằng hình chữ Công là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, có những ngôi chùa kiến trúc rất đặc biệt và độc đáo như chùa Một Cột, còn gọi là Liên Hoa Đài ở Thủ đô Hà Nội, dựng trên cột đá, hình dáng tựa một đài  sen nở trên hồ nước, vừa được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu lục. Chùa Hang, chùa Dơi của đồng bào Khơme ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Chùa Vĩnh Nghiêm ở TP.HCM lại xây hai tầng, mái lợp ngói lưu ly, kết hợp cả hai phong cách kiến trúc Phật giáo và kiến trúc hiện đại. Chùa Bái Đính ở Ninh Bình, thì lại là một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc Phật giáo có cấu trúc rất to lớn, đồ sộ tọa lạc trên một diện tích rộng hơn 539ha, bao quanh là sông hồ và núi non trùng điệp. Quần thể chùa Bái Đính được coi là to lớn bậc nhất Đông Nam Á.


Bảo tháp trong vườn chùa Trấn Quốc

Chùa xưa thường được xây dựng bằng gỗ quý, tường gạch. Mái chùa xoải rộng và lợp ngói mũi hài. Đầu mái uốn cong trang trí hoa văn hay hình cá chép hóa rồng. Trên nóc mái thường đắp hình rồng đầu hướng vào mặt trăng, gọi là lưỡng long chầu nguyệt. Cấu trúc gỗ trong chùa được chạm khắc tinh xảo nhất là hệ dầm, xà, bẩy, kẻ đỡ mái. Chùa Việt xưa có kiến trúc nhỏ, thấp, không to lớn, khoa trương, có hình dáng của ngôi nhà ở nông thôn ba gian, hai chái truyền thống, bốn mùa xanh mướt bóng cây, nên  rất gần gũi, thân thương. Với nhiều người đi xa, mỗi khi nhớ về quê hương là lại nhớ đến tiếng chuông chùa, nhớ đến những mái chùa lợp ngói thâm nâu mà lòng xốn xang bao hoài niệm!

Trong khuôn viên chùa, ngoài các kiến trúc như tam quan hay cổng chùa, nhà chính điện, nhà bái đường, nhà thiêu hương, gác chuông… còn có bảo tháp, sân chùa, vườn chùa, hồ, ao chùa, giếng chùa. Trong chùa trồng nhiều cây cổ thụ, cây lưu niên, cây đại và kỳ hoa dị thảo. Không chỉ có giá trị về kiến trúc, mà chùa còn là nơi lưu giữ những sáng tạo đặc sắc về mỹ thuật của cha ông ta. Ở đó, qua những hình chạm khắc, người xưa đã gửi gắm khát vọng sống, tự do hạnh phúc và tình yêu lứa đôi mãnh liệt, bất chấp mọi hủ tục, khổ đau bởi áp bức của cường quyền. Dù nhỏ hay lớn, thì ngôi chùa nào cũng có gác chuông. Sáng sáng chiều chiều, trong thinh không lại văng vẳng tiếng chuông chùa như thức tỉnh, như mời gọi. Tiếng chuông chùa ngân nga rồi lịm tắt, như một thông điệp của tư tưởng Phật giáo về mọi thứ đều nhất thời, đều sẽ lụi tàn, không có một cái gì là vĩnh cửu, là bất biến. Quyền lực và tiền tài cũng vậy.

Chùa có nhiều tượng Phật như tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, tượng Quan Âm, La Hán. Các pho tượng đặt trong chùa đều có sắc thái biểu cảm khác nhau. Đặc biệt là ở các pho tượng La hán. Hình như tư tưởng Phật giáo, triết lý nhà Phật đều được các nghệ nhân tài hoa gửi gắm qua đường nét tạc sinh động trên từng gương mặt, dáng đứng, thế ngồi của Phật. Đến thăm chùa, ngắm nhìn các pho tượng Phật, như thấy cả trần thế với đủ hỉ nộ ái ố. Và khi đó ta thấy Phật thật gần gũi, tọa trên đài cao mà không xa lạ, khuôn mặt Phật lúc hỉ hả như vui cùng hạnh phúc của chúng sinh, khi thì chau mày cảm thông, sẻ chia nỗi đau nhân thế “Các vị ngồi đây trong lặng yên/ Mà nghe giông bão nổi trăm miền/ Như từ vực thẳm đời nhân loại/ bóng tối đùn ra trận gió đen” hoặc như “mỗi người một vẻ mặt con người/Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời/Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã/tượng không khóc cũng đổ mồ hôi” ( Huy Cận - Các vị La hán chùa Tây Phương).

Đi lễ chùa vào ngày rằm, mồng một, những ngày Tết… là đến nơi cửa Phật, là hướng về Phật pháp. Cửa chùa luôn rộng mở đón thập loại chúng sinh, phật tử. Xưa người đến chùa đều thành tâm. Không có hòm công đức đựng tiền của khách thập phương nhiều như bây giờ. Chùa là của làng của xã, do cộng đồng góp của, góp sức dựng lên, nên chùa cũng có ruộng chùa và sư sãi trong chùa cũng phải cấy lúa, trồng khoai. Có lẽ vì thế, mà mái chùa, ngôi chùa quê hương luôn là nơi bình yên để mỗi người chúng ta nương tựa, được an ủi, sẻ chia. Phật giáo là một tư tưởng triết học lớn do Đức Thích Ca Màu Ni khởi xướng. Giáo lý của Phật răn dạy con người hướng thiện, không làm điều ác, biết quan tâm giúp đỡ người khác để cuộc đời bớt đi khổ đau, thêm nhiều điều tốt đẹp. Phật không ban phát mà chỉ khuyên răn. Phật có sinh, có tử. Vì thế Phật không phải là thánh thần. Bây giờ, người ta đi chùa nhiều, cúng lễ nhiều, đốt vàng mã nhiều cốt để cầu mong được Phật ban cho nhiều tài lộc, chức tước. Chả thế mà có chùa tiền công đức một năm lên tới vài tỷ đồng. Nhiều nhà sư đi thuyết giảng bằng ô tô đời mới. Nhiều chùa mới xây dựng quá to lớn, cầu kỳ, tốn kém, làm nhiều tượng Phật sơn son thếp vàng rực rỡ, trang trí đèn hoa nhấp nháy. Tất cả những điều đó đều rất xa lạ với tư tưởng và giáo lý của Phật là từ bi, hỉ xả, phổ độ chúng sinh.

3. Lại đến một mùa Xuân, trong tiết trời se lạnh và mưa bụi bay, ta lại lên chùa thắp hương lễ Phật.

Năm cũ đi qua với bao buồn vui của cuộc đời dâu bể.

Xin để lại trước cổng chùa mọi ưu phiền, để tĩnh tâm bước vào cửa Phật.

Trong mùi hương trầm thơm ngát, trên đài sen, đức Phật nhìn ta rộng lượng, bao dung. 

Và với lòng thành kính, thành tâm, ta chắp tay, cúi đầu: “Nam Mô A Di Đà Phật! ”.

Ở nơi xa, em có nghe tiếng chuông chùa đang ngân nga, ngân nga trong thinh không hư hư… ảo ảo.

Đầu Xuân Quý Tỵ

KTS phạm thanh tùng

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

    09:06 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

    17:14 | 08/10/2024
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

    21:57 | 04/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load