Thứ bảy 14/12/2024 08:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Những kiểu kiến trúc nhà ở tại Hà Nội

22:38 | 11/04/2017

(Xây dựng) - Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, bộ mặt kiến trúc đô thị cũng thay đổi từng ngày, nhất là tại Thủ đô Hà Nội. Cũng bởi vậy mà kiến trúc nhà ở tại Hà Nội hiện nay mang nhiều màu sắc, dáng vẻ khác nhau.

Mảnh ghép đầu tiên tạo nên bức tranh muôn hình vạn trạng ấy là những ngôi nhà mang dấu ấn của kiến trúc phương Tây, mà tiêu biểu là kiến trúc Pháp. Phát triển song song với quá trình khai thác thuộc địa, đến nay, những ngôi nhà này nằm rải rác trên nhiều con phố, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tuyến phố cổ.

Một góc phố Tạ Hiện.

Những ngôi nhà màu vàng, cửa màu xanh là lối kiến trúc đặc thù từ thời Pháp tồn tại trên những con phố cổ cho đến ngày nay.

Những khu biệt thự xây theo lô mang một lối kiến trúc đặc thù nằm sát nhau cũng là một mảnh ghép khá lớn trong bức tranh về tạo nên kiến trúc đô thị Hà Nội.

Những căn biệt thự riêng lẻ được thiết kế theo ý thích, thẩm mỹ của chủ nhân. Vì vậy, chúng thường là sự kết hợp của nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

Nhà ống kiểu nhà phổ biến nhất ở Hà Nội, thường được xây cao và nằm sát nhau có mặt tiền 3-4m, sâu 10-15m. Những ngôi nhà mặt phố, tầng dưới được sử dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán trong khi bên trên được dùng để ở.

Nhà ở tập thể là một mảnh ghép không thể thiếu, có thể bắt gặp những khu nhà như thế này ở khắp Thủ đô.

Những ngôi nhà “siêu mỏng”  với bề rộng chưa đầy 3m nhưng được xây cao hàng chục mét đang trở thành xu thế xây nhà của người dân.

Những khu chung cư cao cấp, hiện đại đang là sự lựa chọn hàng đầu của người dân Thủ đô.

Kiến trúc không chỉ biểu hiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội mà nó còn phản ánh nếp sống, văn hóa cũng như bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là đến bao giờ Việt Nam mới có một nền kiến trúc đặc thù?

Kiều Nhung (Báo ảnh K33 - HVBC&TT)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đắk Nông: Đề xuất 3 mô hình phát triển đô thị thành phố Gia Nghĩa trong tương lai

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đắk Nông làm việc với Liên danh tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa đến năm 2045. Các đơn vị tư vấn quy hoạch đã đề xuất 3 mô hình phát triển cho đô thị Gia Nghĩa bao gồm: Mô hình đô thị hóa dọc tuyến; mô hình mật độ đô thị của các trung tâm hiện có và mô hình đa trung tâm bằng cách tạo các vùng lân cận mới.

  • Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai

    (Xây dựng) – Ngày 12/12, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai – Những nội hàm hướng tới”. Đây là Tọa đàm I thuộc Diễn đàn “Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam và 45 năm hình thành, phát triển của Viện Kiến trúc Quốc gia.

  • Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 - Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó nhấn mạnh, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

  • Khánh Hòa: Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu vực núi Chín Khúc

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh.

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 6396/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000 tại các xã Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hòa, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

  • Dự án nào cần lập quy hoạch chi tiết rút gọn?

    (Xây dựng) - Để triển khai dự án nhà máy thuộc khu kinh tế, cần phải lập đầy đủ các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) theo quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load