Thứ tư 11/09/2024 10:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Những hệ thống phòng không khủng trên thế giới

14:00 | 17/10/2014

(Xây dựng) - Hãy cùng ngắm nhìn cận cảnh uy lực của những cỗ máy sát thủ khủng nhất trên thế giới đang bảo vệ và thống trị bầu trời.

S-400 Triumph

S-400 Triumph là hệ thống phòng không thế hệ mới được nâng cấp từ S-300 và là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay, được nhiều quốc gia thêm muốn. Đây là hệ thống tên lửa đất đối không của Nga, có tầm bắn từ trung đến xa, có khả năng tiêu diệt hiệu quả bất kỳ mục tiêu nào trên không. Trong đó có máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hoặc các loại máy bay hiện đại. Với tầm hoạt động 2.400km, S-400 có thể đánh chặn 36 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt tới 72 tên lửa tại độ cao từ 5 - 30km.

Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.

Tor-M1

Tor-M1 là hệ thống tên lửa phòng không đất đối không tự hành có tính năng tiên tiếng của Nga. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu và tiêu diệt các mục tiêu bay độ cao thấp đến trung bình. Nó có khả năng tác chiến độc lập trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống này có thể tiêu diệt các mục tiêu là máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí điều khiển chính xác, máy bay không người lái và tên lửa đường đạn.

THAAD

THAAD là hệ thống phòng không của Mỹ được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Cảm biến chính của hệ thống là radar quét mạng pha điện tử chủ động AN/TPY-2. Điểm độc đáo của hệ thống THAAD là khi phóng lên tên lửa sẽ thực hiện một màn xoắn ốc để thu động năng cho vụ va chạm tốc độ cao. Hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở phạm vi 200km, tầm cao 150km.

S-300V

S-300V được coi là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống S-300 được Liên Xô bắt đầu triển khai lần đầu tiên vào năm 1979. Liên Xô đã phát triển loại tên lửa phòng không này với với mục tiêu là để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình của đối phương. S-300 là hệ thống tên lửa phòng không có khả năng phá hủy các tên lửa đạn đạo và máy bay ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km. S-300 có thể cùng lúc lần theo tới 100 mục tiêu, với thời gian triển khai là 5 phút. Tên lửa này cũng có thể tấn công các mục tiêu mặt đất. S-300 V là phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa S-300.

S-300VM Antey 2500

S-300VM Antey 2500 được phát triển bởi tổ hợp Almaz - Altey (Nga) là hệ thống phòng không tầm xa mạnh mẽ với khả năng phòng thủ trước các loại máy bay, tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo. Năm 2013 Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới (ngoài Nga) sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không cơ động tầm xa mạnh nhất nhì thế giới này .

S-300VM là phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phòng không S-300V với sự cải tiến ở hầu hết các thành phần trong tổ hợp: tầm bắn tên lửa được tăng lên, thiết kế lại rađa hỏa lực 9S32 Grill Pan áp dụng một số công nghệ từ rađa cảnh báo sớm 9S19 High Screen. S-300VM được xuất khẩu ra thị trường vũ khí thế giới dưới tên gọi “Antey 2500”.

SAMP/T

SAMP/T  là hệ thống được thiết kế để thiết lập khu vực phòng thủ trên mặt đất. SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30 có tầm bắn 120km, tầm cao 30km. Thành phần chính của hệ thống bao gồm radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực Arabel cùng xe mang phóng chứa 8 đạn tên lửa.

MIM-104C Patriot PAC-2

MIM-104C Patriot PAC-2 là hệ thống phòng không tầm trung đến tầm xa do Tập đoàn Raytheon sản xuất. Khẩu đội PAC-2 gồm 3 phương tiện phóng di dộng trang bị 4 đạn tên lửa/xe, radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53.

Patriot PAC-2 có cơ chế dẫn đường bám theo đạn tiên tiến cho phép hệ thống tiêu diệt các mục tiêu nhỏ cơ động cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật. MIM-104C có tầm bắn 160km, tầm cao 24km.

MIM-104F PAC-3

Về cơ bản, PAC-3 giống với PAC-2 về phương tiện mang phóng nhưng mỗi bệ phóng mang theo 16 đạn tên lửa so với 4 tên lửa của PAC-2.

PAC-3 sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực AN/MPQ-65 với bộ vi xử lý mạnh hơn. MIM-104F được trang bị công nghệ “truy đuổi - tiêu diệt” tiên tiến. PAC-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo cao gấp 5 lần so với PAC-2. MIM-104F có tầm bắn 35km.

Hồng Nhung (Tổng hợp)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load