Nước được bài trí trong nhà có thể là hồ nước, đài phun nước, chậu chứa nước trồng cây thủy sinh, tiểu cảnh. Tùy vào diện tích, địa thế và dáng nhà mà gia chủ cơ thể chọn cho mình các cách bài trí hợp lý nhất. Với các tiểu cảnh suối, thác thì thiết bị như máy bơm, phun nước tự động sẽ được khéo léo giấu kín bên trong tạo cảm giác tự nhiên và cũng rất hiện đại.
Mặt hồ trong mát
Với một khoảng không gian vướn rộng rãi, bạn có thể tạo cho ngôi nhà của mình một hồ nước nhỏ, gần gũi với thiên nhiên. Đó có thể là một hồ nước nhỏ với hình khối vuông vức và đơn giản (mang phong cách Zen) cho không gian thiền tịnh, hay chiếc ao bán nguyệt được quây lại bởi những tảng đá lớn tạo điểm nhấn cho một góc vườn. Để tạo cảm giác tự nhiên cho hồ nước nhân tạo này, hãy tạo thêm vườn cây cảnh và bày biện thêm các vật dụng trang trí.
Ngoài những mầu sắc thiên nhiên của hoa lá và mầu xanh trong của nước, nếu có thêm các vật dụng trang trí bằng gốm, sứ như nhà cửa, chim thú, sỏi đá… cảnh quan của hồ nước cũng như toàn thể ngôi nhà sẽ thêm phần sống động. Không những thế, màu xanh của cây cỏ, nét thô mộc tự nhiên của sỏi đá cộng thêm với tiếng nước chảy róc rách sẽ đem lại nguốn sinh khí tươi mát cho những người sống trong ngôi nhà.
Tiểu cảnh thư giãn
Tiểu cảnh nước trong nhà thường được thiết kế ở những vị trí trung tâm như giếng trời, gầm cầu thang, gốm đầy đủ các yếu tố nước, cây xanh, đã sỏi… giúp điều hòa khí hậu, tạo cảm giác sinh động cho ngôi nhà với sức sống của cây xanh, sinh vật cảnh dưới nước.
Tuy nhiên trong điều kiện thiếu ánh sáng và yếm khí, bạn nên nhờ các chuyên gia tư vấn các loại cây phù hợp. Một tiểu cảnh hay đơn thuần chỉ là một cái chậu gốm đặt trong nhà cũng có thể đem đến cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên, biến không gian sống của gia đình thành một chốn nghỉ ngơi và thư giãn thực sự.
Hành lang nước
Đây là một giải pháp kiến trúc rất thông minh, vừa được thiên nhiên vào ngôi nhà hình ống, vốn rất chật hẹp của chốn phố thị, vừa góp phần cân bằng âm dương cho ngôi nhà. Không những thế, nó còn đóng vai trò như một tấm gương tự nhiên kéo rộng không gian và làm cho không khí trong nhà trở nên mát mẻ.
Vuông nước dưới gầm cầu thang
Khoảng không gian nhỏ gọn dưới gầm cầu thang thường không đủ để làm gì nhưng lại rất tiện lợi để tận dụng tạo một không gian xanh mát. Tuy nhiên, theo phong thủy, gầm cầu thang thuộc vùng tối ẩm và tù đọng, trong khi những vuông nước thả cá lại cần không gian thoáng đãng. Vì thế, nếu gầm cầu thang nhà bạn thuộc loại thoáng thì đây là một giải pháp hợp lý. Nhưng nếu đó là một góc khuất trong nhà, tốt hơn hết hãy bài trí không gian đó với những thiểu cảnh nước được thiết kế tuần hoàn tốt.
Đài phun và thác nước
Đài phun nước đẹp và được bố trí một cách khéo léo sẽ khiến cho khu vườn của bạn càng thêm xinh đẹp trong múa hè. Ưu điểm của những đài phun nước là chúng không những được thiết kế để đặt bên ngoài mà còn thể hiện những vật trang trí nội thất tinh tế. Ngoài ra, những dòng suối nhỏ đổ xuống chậu gốm qua một ống máng tre đơn giản theo phòng cách phương Đông hay những thác nước đa tầng được thiết kế một cách đơn giản với những âm thanh róc rách sẽ làm cho không gian sống của bạn trở nên đa dạng và sống động. Không chỉ làm mát, các kiểu thác nước đơn giản và không đắt tiền này còn tạo nên một điểm nhấn cho ngôi nhà và mang bạn đến gần hơn với thiên nhiên.
Bể cá sinh động
Cách bài trí đơn giản và thông dụng nhất hiện nay là bể cá cảnh. Tuy nhiên việc chọn vị trí để đặt bể cá rất quan trọng. Nơi thích hợp nhất để đặt bể cá là theo đường cửa vào, ra ngoài là để sau cửa, góc nhà hay trên đường đi giữa các phòng. Nhiều người thích đặt bể cá trong phòng ngủ, nhưng đó là điều hoàn toàn không nên. Sự luân chuyển của nước trong bể cá kéo theo sự luân chuyển của khí trong phòng khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi.
Và những hình tượng của nước
Để tạo Thủy khí tốt, nhà thường sử dụng các dạng vật chất cụ thể hoặc ẩn dụ đặc trưng của hành Thủy. Vì thế, việc “mang nước vào nhà” còn có thể được thực hành một cách rất linh hoạt với các “hình tượng” của nước. Đó có thể là cách sử dịng vật liệu như: gương, kính, thủy tinh… nhằm giúp ngăn cách, tạo sự kết nối phông gian các phòng, nới rộng không gian và tăng tầm quan sát tại các vị trí khuất như đầu cầu thang, cuối hành lang.
Hay tạo ra các vật dụng dạng uốn lượn mềm mại, trang trí văn hoa trên tường, đóng trần uốn khúc, lát gạch họa tiết công mềm hoặc bông sắt dạng gợn sóng. Những bức tranh, ảnh, phù điêu mang hơi hướng của nước như: biển hồ, sông suối hay cá cũng có thể coi là một giải pháp mà không hề làm giảm diện tích sử dụng của gia chủ.
(Theo Tiêu&Dùng)
Theo baoxaydung.com.vn