Thứ sáu 19/04/2024 07:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Những cung điện kỳ diệu bậc nhất ở Nga

18:05 | 10/08/2021

(Xây dựng) - Kiến trúc Nga không thể phủ nhận về độ đẹp, tinh tế và hoành tráng và trong số đó không thể không kể đến những cung điện sau đây:

nhung cung dien ky dieu bac nhat o nga

Cung điện Kremli

Điện Kremli được biết đến nhiều nhất ở Nga, là trung tâm địa lý và lịch sử của Moskva, nằm trên bờ trái sông Moskva. Đây là một trong những phần cổ nhất của thành phố. Hiện là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga. Đây là một công trình được đánh giá là công trình kiệt tác của nhân loại, là tài sản vô giá của nghệ thuật kiến trúc kinh điển.

Cung điện này là một trong những kiến trúc lịch sử - nghệ thuật chính của quốc gia này gồm tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ tại Moskva, nó bao gồm các cung điện Kremli, các nhà thờ Kremli, và phần tường thành Kremli với các tháp Kremli. Cung điện Kremli bao gồm diện tích 275.000 m². Quảng trường Sobornaya là trung tâm của Kremli được bao quanh bởi 6 khối kiến trúc xây dựng, trong đó có 3 nhà thờ. Nhà thờ Uspenskii được hoàn thành năm 1479 trở thành nhà thờ chính của Moskva và là nơi tất cả các Sa hoàng Nga lên ngôi.

Kết cấu mặt tiền bằng đá trắng với 5 mái vòm bằng vàng, nhà thờ Blagoveshchenskii ba vòm mạ vàng được hoàn thành năm 1489. Ở phía đông nam của quảng trường là nhà thờ Arkhangelskii (1508), là nơi trên 50 thành viên của hoàng tộc Nga được chôn cất.

Công trình tháp chuông Ivan Velikii ở phía đông bắc của quảng trường này, nó cao 81 m đánh dấu chính xác trung tâm của Moskva. Các bức tường và tháp canh được xây dựng trong giai đoạn 1485 - 1495. Tổng chiều dài của tường thành là 2.235 m, chiều cao từ 5 - 19 m, chiều dày từ 3,5 - 6,5 m. Trên mặt phẳng, các bức tường tạo thành một tam giác không cân đối.

Cung điện Mùa Đông

Cung điện Mùa Đông là công trình kiến trúc tọa lạc ở cố đô Saint Petersburg vô cùng xa hoa và lộng lẫy. Năm 1711 cung điện Mùa Đông được chính thức khởi công xây dựng lần đầu tiên, do kiến trúc sư Georg Mattarnovi đảm trách. Đến năm 1716 - 1719, cung điện thứ 2 tiếp tục được cho xây dựng. Năm 1732 nữ hoàng Anna Loanovna lại tiếp tục yêu cầu xây dựng cung điện Mùa Đông với quy mô lớn hơn do kiến trúc sư Bartolomeo Francesco Rastrelli đảm nhiệm việc thiết kế và xây dựng. Đến năm 1753, kiến trúc sư Bartolomeo Francesco Rastrelli đã đệ trình dự án sửa đổi để tiếp tục xây dựng Winter Palace thứ 4. Đi qua cuộc chiến từ năm 1756 - 1763 công trình này vẫn được tiếp tục xây dựng. Cung điện Mùa Đông Saint Petersburg được xây dựng với hơn 4.000 họa sĩ, thợ xây, thợ khắc đá, thợ đúng khuôn và thợ lát sàn gỗ.

Nằm ngay bên cạnh dòng sông Neva nổi tiếng thuộc thành phố Saint Petersburg, công trình này được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất và là niềm tự hào của người dân Nga. Cung điện Mùa Đông tọa lạc trên toàn bộ diện tích 90.000 m2, được xây dựng theo kiểu kiến trúc Baroque với màu ngọc bích. Vật liệu để xây dựng cung điện được tính đến 5 triệu viên gạch cùng rất nhiều các loại đá quý như đá hoa cương cùng các loại đá khác được nhập từ Ý, Phần Lan.

Cung điện Mùa Đông với nét đặc trưng là những mái vòm rộng và những ô cửa sổ hình oval mang âm hưởng kiến trúc của sân khấu. Nhìn từ bên ngoài sự lặp lại liên tiếp của kiểu cửa oval. Kiến trúc nơi này được xem như một bảo tàng hoàng gia với rất nhiều hiện vật giá trị. Đây là một công trình kiến trúc hoành tráng với những bộ đèn chùm bằng pha lê, những cánh cửa mạ vàng khổng lồ, hàng ngàn bức tượng cẩm thạch cổ điển, tranh tường được trang trí xa hoa. Chiều cao của cung điện là 30 m và bề ngang là 150 m. Phía bên trong cung điện có hơn 1.000 căn phòng với 2.000 cửa sổ, 11 cầu thang, 1.786 cửa lớn, cùng vô số các tác phẩm nghệ thuật trang trí. Bên trong cung điện được khảm đầy những tác phẩm nghệ thuật tinh tế. Hệ thống chiếu sáng một cách thông minh giữ cho không gian toàn cung điện luôn sáng tạo nên khung cảnh mê hoặc tựa như một chốn cổ tích. Sàn nhà được lát bằng đá hoa cương rất quý với vẻ ngoài được giữ nguyên vẹn dù trải qua hàng trăm năm. Lan can của cầu trang, trần, tường, cửa sổ, cửa chính, tất cả đều được chăm chút và thiết kế tỉ mỉ bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ, mạ vàng.

Bảo tàng Hermitage trong cung điện Mùa Đông lọt top một trong năm bảo tàng lớn nhất thế giới với rất nhiều kiệt tác nghệ thuật được trưng bày. Những hiện vật ở bảo tàng Hermitage được sưu tập từ khắp nơi trên thế giới, trong đó hiện đang trưng bày tác phẩm của những bậc thầy nghệ thuật như Michelangelo, Leonardo, Rembrandt, van Gogh, Picasso…

Cung điện Mùa Hè Peterhof

Đầu thế kỷ XVIII, đại đế Peter của Nga sau khi viếng thăm lâu đài Versailles, Pháp đã quyết tâm xây dựng một cung điện trên nền tảng kiến trúc La Mã cổ xưa, dựa trên ý tưởng của Pie Đại Đế và kiến trúc sư nổi tiếng Bartolomeo Ras-trelli Cung diện mùa hè đã ra đời.

Cung điện được xây dựng trong vòng 150 năm mới hoàn thành, bắt đầu khởi công từ năm 1714. Cung điện Mùa Hè Peterhof được bình chọn là 1 trong 7 địa danh Du lịch đẹp nhất nước Nga. Cung điện Mùa Hè Peterhof được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Khuôn viên xây dựng Cung điện trên diện tích lên tới 1.000ha, trong tổng thể Cung điện bao gồm: 7 công viên và 20 lâu đài, 140 đài phun nước. Toàn bộ các đài phun nước ở đây hoạt động hoàn toàn không cần sử dụng tới máy bơm, nước từ các thác phun được lấy từ các con suối cách cung điện 20 km ở Ropsha. Kết hợp với đài phun nước là những hình nhân được mạ vàng sáng bóng, mô phỏng lại những vị thần Hy Lạp. Tạo nên tổng thể Cung điện lấp lánh dưới ánh nắng, nhưng vẫn có không khí mát dịu của hơi nước.

Không chỉ bên trong mà ngay phía trước Cung điện mùa Hè, hàng ngàn cây xanh được trồng ngay ngắn, cắt tỉa cẩn thận cùng với những thảm cỏ xanh mướt. Các công viên bên trong khuôn viên được thiết kế như vườn thượng uyển với các loài hoa quý, rực rỡ quanh năm.Tại đây có một con kênh đào thẳng tắp chạy thẳng ra biển Bantic dẫn nước và không khí trong lành từ biển vào cung điện, đồng thời là nơi để sứ thần các nước đi thuyền vào trình quốc thư mỗi khi Nhà vua và Hoàng gia chuyển về đây sinh sống.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load