Thứ bảy 14/09/2024 14:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế

20:54 | 11/06/2018

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu của địa phương để có hướng bảo tồn.

27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế bao gồm 11 công trình cơ quan nhà nước quản lý như Đại học Huế, Bia Quốc học, trường Quốc học, trường THPT Hai Bà Trưng, trụ sở Bảo tàng Văn hóa Huế, nhà trưng bày Điềm Phùng Thị, dãy lớp học Trường Tiểu học Lê Lợi, dãy lớp học A&B Đại học Khoa học Huế, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, trung tâm Festival, sân vận động Tự Do.

16 công trình thuộc sở hữu các tổ chức gồm: Ga Huế, khách sạn Sài Gòn Morin, nhà hàng Festival Huế, La Residence Hue Hotel & Spa, khách sạn Le Domaine de Cocodo, nhà máy nước Vạn Niên, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam (dòng Khâm Mạng), nhà thờ Giáo xứ Phủ Cam, Tòa Tổng Giám Mục Huế, tu viện Thánh Tâm, Đại Chủng Viện Huế, Dòng con Đức Mẹ Vô Nhiễm, đan viện Carmel Huế, nhà thờ Phanxico, nhà nguyện (Hội dòng thánh Phao Lô).

Ga Huế (ảnh) nằm tại phường Đúc, TP Huế, được người Pháp xây dựng vào năm 1908, trước kia được gọi là ga Trường Súng. Trải qua hơn 100 năm, ga Huế vẫn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc cổ kính ban đầu.

Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong hay còn được gọi là Bia Quốc Học nằm sát bờ nam sông Hương, trước mặt trường Quốc Học. Công trình này được xây dựng vào năm 1920 để tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung Kỳ đã tham chiến và bỏ mạng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học được thành lập vào ngày 23/10/1896. Đây là một trong những ngôi trường trung học phổ thông đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay, trường Quốc Học là một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam (cùng với trường Lê Hồng Phong tại TP HCM, trường Chu Văn An tại Hà Nội).

Bảo tàng văn hóa Huế gồm hai khối nhà kiến trúc Pháp tọa lạc trên khu đất rộng gần 6.000 m2 nằm bên sông Hương. Trước đây, hai khối nhà này là trụ sở UBND TP Huế. 

Nhà trưng bày Điềm Phùng Thị là ngôi nhà hai tầng mang kiến trúc Pháp nằm gần cầu Trường Tiền bên bờ sông Hương. Trước đây ngôi nhà này được sử dụng làm Trung tâm Festival.

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả (phường Phước Vĩnh, TP Huế). Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.

Trường THPT Hai Bà Trưng được thành lập ngày 15/7/1917 với tên gọi là trường Đồng Khánh. Trải qua hơn 100 năm, ngôi trường này vẫn giữ nét kiến trúc Pháp cổ kính.

Khách sạn Saigon - Morin Huế ra đời từ năm 1901, do một doanh nhân người Pháp tên là Bogarde xây dựng và đưa vào kinh doanh. Hơn 100 năm qua, khách sạn từng thuộc quyền sở hữu của nhiều nhà buôn và các chính quyền khác nhau, trong đó, có giai đoạn trở thành trụ sở của Đại học Huế và Đại học Tổng hợp Huế.

Ngoài 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu vừa công bố, tỉnh Thừa Thiên Huế còn hàng chục công trình kiến trúc Pháp khác như Trụ sở Hội văn học nghệ thuật tỉnh, trụ sở UBND phường Phú Hòa...

Theo Võ Thạnh/VnEpress.net

Cùng chuyên mục
  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

  • Đạo diễn Mai Thanh Tùng: Dồn hết tâm huyết cho “Vinh quang thầm lặng 2024”

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024''. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng, tiếp sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương đã mang đến cho khán giả những phút giây hào hùng, lắng đọng đầy cảm xúc.

  • Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các nghệ sỹ tại Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/9, tại Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 và trao giải Cánh diều vàng Phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim Mai, đạo diễn Huỳnh Trấn Thành.

  • Sắp diễn ra Triển lãm “Otherwise – Mặt khác”

    (Xây dựng) - Dự án nghệ thuật “Mặt khác – Otherwise” là dự án sáng tạo bởi ba nghệ sỹ hàng đầu trong các lĩnh vực hội họa, văn học và điêu khắc, gồm họa sỹ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Triển lãm trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi, dự kiến khai mạc vào ngày 13/9 tại Hội quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm. Triển lãm được coi là một lời tri ân của ba nghệ sỹ hàng đầu với nơi họ sinh ra và lớn lên – Hà Nội.

  • Cánh diều vàng 2024: Lan tỏa giá trị nhân văn qua chuỗi hoạt động thiện nguyện

    (Xây dựng) - Nằm trong chuỗi hoạt động của giải thưởng Cánh diều vàng 2024, sáng 10/9, ngay trước thềm lễ trao giải, Ban tổ chức cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load