Thứ năm 07/11/2024 23:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Những cây cầu đáng sợ khiến du khách phải 'tim đập chân run'

00:23 | 31/07/2015

Cheo leo trên các vách đá, bắc qua những dòng sông sâu thẳm, kết sơ sài bằng dây thừng và những mảnh gỗ… Liệu bạn có đủ dũng cảm đi qua những cây cầu trông vô cùng đáng sợ này?

Marienbruecke - Đức: Cầu Marienbrucke bắc qua vực núi ở Bavaria, Đức, dù chỉ có một đoạn ngắn nhưng cũng đủ khiến du khách phải dựng tóc gáy khi bước qua.

Cầu Hussaini Hanging, Pakistan: Bắc ngang qua con sông Hunza để đi vào ngôi làng Hussaini, cây cầu treo được thiết kế một cách đơn sơ này thực sự là một mối nguy hiểm cho những người dân sinh sống nơi đây. Chỉ cần một lần bước hụt trên những tấm gỗ thưa thớt, bạn sẽ bị treo lơ lửng trên cầu và có nguy cơ rơi xuống dòng nước đang chảy xiết.

Aiguille du Midi – Pháp: Cây cầu tọa lạc trên đỉnh núi Aiguille du Midi thuộc dãy núi Alps, Pháp. Ở độ cao 3.840m, nó nối giữa hai điểm của một trong những đỉnh núi cao nhất thuộc dãy Alps. Từ trên cầu nhìn xuống có thể thấy ba quốc gia Pháp, Ý và Thụy Sĩ. Ngoài những cơn gió mạnh trên đỉnh núi bạn còn phải đối mặt với ánh mặt trời chói chang khi lên cầu. Những tia nắng phản chiếu lên tuyết và băng rất có thể làm bạn bị cháy nắng.

Cầu Musou Tsuribashi - Nhật Bản: Cầu Musou Tsuribashi được biết đến là cây cầu treo nguy hiểm nhất ở Nhật Bản. Những đợt gió rít lên khiến cầu rung rinh và cánh rừng sâu hun hút ngay dưới chân đủ để làm chùn bước bất kỳ nhà thám hiểm nào. Chưa kể đến những ván gỗ trên cầu vô cùng mỏng manh, khoảng cách giữa chúng là một khe hở vừa đủ để chân bạn bị lọt xuống.

Cầu Trift - Thụy Sĩ: Cây cầu treo Trift được coi là cây cầu dài nhất và cao nhất trong dãy núi Alps của Thụy Sĩ. Nó dài 170 mét và cao 100 mét so với mặt đất. Cây cầu được xây khi những tảng đá băng bị tan chảy và không còn đường để lên đỉnh núi. Khi mới được xây dựng cây cầu này khá thô sơ và nguy hiểm nhưng vào năm 2009 nó đã được gia cố lại để phục vụ khách du lịch.

Cầu Canopy trong vườn quốc gia Kakum – Ghana: Vườn quốc gia Kakum của Ghana có tới 7 cây cầu với tổng chiều dài hơn 3 km và cao trên 50 m. Tuy nhiên chiều rộng của cầu chỉ đủ cho một người đi.

Cầu treo trong công viên quốc gia Taman Negara – Malaysia: Là một cây cầu treo dài của Malaysia. Mỗi ngày có hàng trăm người dân địa phương và khách du lịch đi qua cây cầu này. Trong mùa mưa, cây cầu này rất ẩm ướt, trơn trượt và rất khó để vượt qua. Nó có chiều rộng khoảng hơn 550 mét và độ cao 40 mét.

Vine Footpaths AKA – Nhật Bản: Nằm tại thung lũng Ivy, Nhật Bản và được bắc qua con sông Iya. Cây cầu này được làm từ những thanh gỗ, và được kết bằng những sợi dây rừng. Do đó, nó không được chắc chắn, khi có người đi qua nó đung đưa khá mạnh.

Carrick-A-Rede Rope, Anh: Carrick-a-Rede Rope nằm ở thị trấn Antrim, phía Bắc Ireland, Anh. Cây cầu này có chiều dài 21 mét và cao 30 mét so với mặt nước. Phải mất rất nhiều can đảm, du khách mới có thể băng qua cây cầu nguy hiểm này. Lý do là bởi cầu là một cầu dây chão, nó đung đưa rất mạnh khi có người đi trên cầu.

Cầu Ghasa – Nepal: Ghasa là một cây cầu rất nguy hiểm, nằm trong ngôi làng Gus ở Nepal. Cây cầu này rất nhỏ và hẹp, ngoài ra nó cũng đang xuống cấp nhanh chóng. Hàng ngày, không chỉ con người mà còn một số lượng lớn gia súc đi qua cây cầu này.

Theo Zing.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load