Thứ hai 11/11/2024 18:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Những bài học kinh nghiệm trong chỉnh trang đô thị của Hà Nội

13:52 | 15/07/2015

(Xây dựng) – Tổng kết Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy cho thấy, đây là Chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tập trung vào những nội dung công tác có tính chất quyết định tới việc phát triển hệ thống hạ tầng của Thành phố. Qua 05 năm triển khai thực hiện, nhiều dự án quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Những bài học kinh nghiệm, những nhiệm vụ trọng tâm đã được “lên cót” thực hiện trong thời gian tới.


Những hiệu quả nhìn thấy từ những kế hoạch lớn trong chỉnh trang đô thị của Hà Nội 

Chương trình được đánh giá là thành công nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố. Qua đó, các sở, ban, ngành, các quận, huyện đã chủ động quán triệt, xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án để thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng giao thông vận tải, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, thực hiện khá tốt các chỉ tiêu Chương trình đề ra.

Đối với quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, được Hà Nội tập trung chỉ đạo đã cơ bản hoàn thành đáp ứng được yêu cầu đề ra. Hầu hết các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt làm cơ sở để triển khai đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Hà Nội .

Với quyết tâm và nỗ lực, áp dụng nhiều hình thức đầu tư để triển khai xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, Hà Nội đã huy động một nguồn lực không nhỏ để thực hiện các dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trong đó, số dự án trọng điểm là 33 dự án, 58 dự án có quy mô vừa và 138 dự án quy mô nhỏ (với 20 dự án trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, 58 dự án trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và 16 dự án trong lĩnh vực vệ sinh môi trường). Với nhu cầu sử dụng vốn khoảng hơn 122 tỷ đồng (trong đó khoảng 38 tỷ đồng vốn ngân sách; 32 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa; 52 tỷ đồng vốn ODA).

Có thể thấy sau thời gian 05 năm thực hiện, Chương trình 07-CTr/TU đã hoàn thành nhiều công trình giao thông trọng điểm, tuyến đường trục chính, các cầu qua sông, cầu vượt các nút giao, cầu bộ hành, cầu yếu,... góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trong nội đô, tạo nên diện mạo mới đổi thay của thành phố, góp phần từng bước tiến tới phát triển đô thị văn minh hiện đại, bền vững về môi trường, tăng trưởng về kinh tế, ổn định xã hội và chính trị.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Chương trình đã xác định những mục tiêu, yêu cầu các giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng đồng bộ, bền vững trên phạm vi toàn thành phố. Qua đó các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành rộng hơn là các doanh nghiệp và toàn xã hội có căn cứ triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện của đơn vị. Đối với công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, với sự tham mưu của Sở GTVT và các Sở, ngành chức năng của thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để các chủ đầu tư đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Đáp ứng được các tiêu chí bền vững - đồng bộ - hiện đại trên cơ sở phù hợp với định hướng của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Tổng kết chương trình, một số tồn tại đã được chỉ ra, đó là việc nhiều dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tiến độ còn chậm so với kế hoạch do công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là một số dự án BT. Cơ chế, chính sách về giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc khi áp dụng, chưa tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân.

Quá trình triển khai việc xã hội hóa đầu tư xây dựng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư; việc xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư còn chậm. Nguồn vốn để bố trí cho các dự án còn bị hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Nhiều dự án phải tạm dừng, dãn, hoãn tiến độ.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đô thị. Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc. Việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị còn chậm so với kế hoạch đề ra. Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành vẫn còn những hạn chế, chưa chặt chẽ kịp thời, nhất là trong các khâu giải quyết thủ tục hành chính.

Qua quá trình triển khai Chương trình 07-CTr/TU, Ban chỉ đạo Chương trình rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đó là việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng nhiệm kỳ, giai đoạn để tập trung chỉ đạo; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, kịp thời chỉ đạo phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình.

Tạo sự gắn kết, phối hợp, vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các sở, ban ngành, quận, huyện và các đơn vị để đẩy mạnh công tác triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị có tính nhạy cảm, phức tạp, khó khăn. Tập trung hơn nữa việc tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của bộ phận giải quyết công việc và bộ phận đi thực thi nhiệm vụ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ đối với bộ máy thực thi. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, những vướng mắc trong khâu GPMB thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chuẩn bị tốt quỹ nhà, quỹ đất tái định cư và kinh phí GPMB trước khi triển khai dự án.

Huy động các nguồn lực để thực hiện dự án, xây dựng các cơ chế đặc thù khuyến khích thu hút đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn xã hội hóa. Ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị theo nhiều hình thức như: BT, BOT, PPP, ...

Vũ Chiến

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load