Thứ bảy 21/09/2024 00:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nhức nhối tham nhũng vặt

09:59 | 14/04/2016

Theo một số chuyên gia, chính quyền địa phương vẫn coi tham nhũng là “tập quán” vì chưa có sự chỉ đạo quyết liệt và chính quyền chưa thực sự “sợ” dân.

 
Cơ quan hành chính thủ tục một cửa quận Thanh Xuân Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2015 (PAPI 2015) vừa được công bố cho thấy tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, chung chi... tiếp tục là vấn đề gây nhức nhối trong đại bộ phận người dân. Theo một số chuyên gia, chính quyền địa phương vẫn coi tham nhũng là “tập quán” vì chưa có sự chỉ đạo quyết liệt và chính quyền chưa thực sự “sợ” dân.

Loanh quanh với tham nhũng vặt

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển hỗ trợ cộng đồng thì những vấn đề mà PAPI 2015 đưa ra cho thấy, tình trạng tham nhũng vặt vẫn “loanh quanh” như các năm trước, tức là không có sự cải thiện lớn và chỉ “giậm chân tại chỗ” mà thôi. Những con số đưa ra tại PAPI 2015 như 32% số người được hỏi khẳng định phải  “chi bồi dưỡng” ngoài quy định cho thầy, cô giáo để con em mình được quan tâm hơn, 44% số người đã làm thủ tục liên quan đến giấy CNQSD đất trong năm vừa qua phải đưa hối lộ mới làm xong được thủ tục... là sát với thực tế bởi việc điều tra được tiến hành với các đối tượng ngẫu nhiên và mang tính khoa học.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, bà không hề bất ngờ trước kết quả mà PAPI 2015 công bố. “Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam không phải là cái gì đáng ngạc nhiên nữa. Việc này ai cũng biết, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu, các bộ ngành, địa phương cũng nói nhưng chỉ có điều ai cũng kêu là khó chống tham nhũng quá. Chẳng qua, đây là sự khẳng định tiếp một sự thật bằng phương pháp điều tra hiện đại hơn, khoa học hơn mà thôi”, bà Lan nói.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về PAPI 2015, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng, điều này hoàn toàn trùng khớp với những cảnh báo mà ông đã nêu ra tại diễn đàn Quốc hội. “Tôi đã nói trên diễn đàn Quốc hội tình trạng này. Vì sao? Vì đã có những hiện tượng trên có chính sách rất tốt đẹp, còn dưới thì dựng rào chặn cổng, cắt điện, cắt nước... Rồi có những cán bộ, công chức vòi vĩnh, đòi tiền lót tay, tiền bôi trơn làm nhà đầu tư bức xúc, doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng”, ông Tiến nêu.

Đang thiếu tôn trọng dân

Khác với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), PAPI 2015 không hướng tới điểm số mà là cơ hội đánh giá hiệu quả công tác quản trị điều hành của các cấp chính quyền ở nhiều phương diện, không nhằm mục đích chỉ trích chính quyền địa phương và càng không khuyến khích các cuộc đua không lành mạnh để tăng điểm số. Chính vì vậy, có nhiều địa phương đã coi đây như một tài liệu tham khảo.

“Nhiều địa phương chỉ sợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư đánh giá vì liên quan đến việc tụt hạng PCI. Còn ý kiến của người dân thì ít được để ý hơn. Tức là nếu không có sự chỉ đạo, không có đề án của Chính phủ thì chính quyền các địa phương không làm. Điều này cho thấy, chính quyền còn chưa “sợ” dân hay nói cách khác là dân chưa thực sự giữ vai trò “quan trọng” đối với chính quyền nhiều địa phương”, ông Dinh nói.

Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, nhiều địa phương đã coi PCI là một điều kiện quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy công quyền, thậm chí nhiều nơi ảnh hưởng đến cả “sinh mệnh của người đứng đầu”. PAPI chưa được thực sự coi trọng vì đây mới chỉ là “ý kiến của dân”. “Người dân hiện chưa có một kênh nào để được thể hiện chính kiến một cách trực tiếp. Theo tôi, đây cũng là cách mà các nước tiên tiến đang làm bởi việc đánh giá chính xác nhất chính là đánh giá của người dân chứ như một số bộ ngành đã làm thì chả nói lên được điều gì, toàn khen nhau thôi còn khuyết tật thì che giấu đi, bênh vực cho nhau”, bà Lan nói.

Cần biết xấu hổ

Trước thực trạng đáng báo động này, ông Lê Như Tiến cho đây chính là một thách thức lớn của Chính phủ trong thời gian tới. “Tôi rất kỳ vọng Thủ tướng Chính phủ vừa được Quốc hội bầu và các thành viên Chính phủ vừa được phê chuẩn sẽ khắc phục được những tình trạng trên. Cần phải nhìn thẳng vào sự thật để khắc phục, nếu không chúng ta vẫn rơi vào cái mà người nước ngoài nói là thu hút đầu tư kiểu trên rải thảm, dưới rải đinh”, ông Tiến nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì cho rằng, mặc dù PAPI 2015 cho thấy việc kiểm soát tham nhũng chưa thực sự hiệu quả, người dân chưa hài lòng với chính quyền địa phương tuy nhiên không vì thế mà né tránh sự thật này. “Việc công bố các chỉ số PAPI có thể ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam một phần nhưng theo tôi, uy tín thực sự của chính quyền địa phương chính là uy tín trong dân, xấu trước con mắt dân là những điều người lãnh đạo nên xấu hổ nhất”, bà Lan nói.

Theo Nguyễn Trường-Dũng Nguyễn/Tienphong.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nơi mái nhà xưa hòa quyện cùng hơi thở hiện đại

    (Xây dựng) - Là một quán cafe nằm tại Đông Anh, Thành phố Hà Nội - nơi có tốc độ đô thị hóa cao, Ngói space nổi bật giữa những công trình bê tông, vách kính và mái tôn ngột ngạt.

  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load