Thứ tư 11/09/2024 21:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nhóm ngành thép và ximăng sẽ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu

19:37 | 18/10/2021

Các doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam có cơ hội và triển vọng kinh doanh trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đang thiếu hụt nguồn cung tạm thời.

nhom nganh thep va ximang se tang truong san luong xuat khau
Các doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng sẽ có tiềm năng trong ngắn hạn do thị trường Trung Quốc đang mất cân đối cung - cầu. (Ảnh: Vietnam+)

Tình trạng thiếu điện của Trung Quốc kéo dài ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất thâm dụng điện, trong đó khu vực sản xuất thép và ximăng đứng đầu trong danh sách yêu cầu hạn chế sản xuất nhằm giảm áp lực cho hệ thống điện của quốc gia này.

Trong bối cảnh đó, nhóm phân tích tại Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng của Việt Nam sẽ có cơ hội và triển vọng kinh doanh hơn.

Mất cân đối cung-cầu

Ông Trần Bá Trung, chuyên viên phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho biết hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc phục hồi quá nhanh sau đại dịch COVID-19. Điều này đã gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia này. Theo Tân Hoa Xã, tiêu thụ điện của Trung Quốc trong 8 tháng tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng điện lại chỉ tăng 10,1%.

Hệ lụy sẽ liên quan đến các ngành sản xuất thâm dụng điện. Dẫn đầu là khu vực sản xuất thép và ximăng phải hạn chế sản xuất nhằm giảm tải áp lực cho hệ thống điện của Trung Quốc.

Cụ thể, sản lượng sản xuất thép thô của quốc gia này trong tháng Tám chỉ đạt 83 triệu tấn, giảm 12,2% so cùng kỳ đồng thời là tháng thứ 4 liên tiếp đi xuống và đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 (thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh mẽ). Sản lượng sản xuất ximăng của nước này cũng rơi từ mức 243 triệu tấn trong tháng Năm xuống 206 triệu tấn vào tháng Bảy và phục hồi nhẹ lên mức 215 triệu tấn tại tháng Tám. Như vậy, sản lượng sản xuất thép và ximăng trong tháng của Trung Quốc giảm lần lượt 12,2%-4,3% so với cùng kỳ và thấp hơn 14,2%-8,7% so với trung bình quý 2.

“Nguồn cung giảm quá nhanh đã khiến ngành thép và ximăng của Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối cung-cầu tạm thời. Nhiều khả năng xu hướng này sẽ tiếp diễn tối thiểu đến hết quý 4 do sản lượng điện tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới,” ông Trung đánh giá.

nhom nganh thep va ximang se tang truong san luong xuat khau
(Nguồn: VNDIRECT)

Thực tế nêu trên giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang nước bạn. Theo ghi nhận, sản lượng thép-xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh trong tháng Tám và Chín so với giai đoạn tháng Năm đến tháng Bảy.

Tiềm năng xuất khẩu ngắn hạn

Trên thị trường chứng khoán niêm yết, nhóm phân tích của VNDIRECT cho rằng hai mã HPG (Tập đoàn Hòa Phát) và BCC (Công ty Ximăng Bỉm Sơn) có tỷ trọng xuất khẩu thép xây dựng và ximăng sang thị trường Trung Quốc lớn sẽ được hưởng lợi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh tôn mạ cũng được hưởng lợi gián tiếp, khi áp lực cạnh tranh từ sản phẩm cùng loại của Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu khác giảm.

Tuy nhiên, theo ông Trung, trạng thái cân bằng cung-cầu các sản phẩm thép và ximăng tại Trung Quốc sẽ sớm được thiết lập trong năm 2022 bởi Chính phủ nước này đang đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt điện, như tăng sản lượng khai thác than nội địa, tăng giá thu mua điện, hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện hoạt động trở lại…

“Do đó, tiềm năng xuất khẩu vật liệu xây dựng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là ngắn hạn,” ông Trung trao đổi.

nhom nganh thep va ximang se tang truong san luong xuat khau
(Nguồn: VNDIRECT)

Về khối doanh nghiệp niêm yết, báo cáo của HPG cho biết sản lượng tiêu thụ phôi thép của công ty trong tháng Chín đạt 140.000 tấn, tăng mạnh so với tổng mức tiêu thụ 164.000 tấn trong bốn tháng (từ tháng 5-8/2021), trong đó sản lượng xuất khẩu phôi thép đi Trung Quốc chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu truyền thống của BCC, chiếm khoảng 15-20% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty này. Bên cạnh đó, ước tính giá bán xuất khẩu ximăng sang Trung Quốc của BCC sẽ tăng khoảng 35-5% trong quý 4. Tuy nhiên, việc giá than cao và nguồn cung hạn chế sẽ khiến biên lợi nhuận trong quý cuối năm của BCC cũng phần nào bị ảnh hưởng.

“Sản lượng sản xuất của BCC được kỳ vọng sẽ phục hồi trong quý 4 (sau khi công ty thực hiện bảo dưỡng nhà máy trong quý 3) và sẽ được hưởng lợi từ việc thiếu hụt nguồn cung xi măng tạm thời tại Trung Quốc,” ông Trung cho hay.

Bên cạnh đó, với hai doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh tôn mạ hàng đầu Việt Nam là HSG (Tập đoàn Hoa Sen) và NKG (Công ty Thép Nam Kim), ông Trung cho rằng mặc dù thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ và EU, song sản lượng sản xuất thép tại Trung Quốc đi xuống có thể gián tiếp giảm áp lực cạnh tranh đối với sản phẩm xuất khẩu của HSG và NKG trên thị trường quốc tế./.

Theo Hạnh Nguyễn (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

  • Vĩnh Phúc: Công khai hơn 100 doanh nghiệp “chây ỳ” nộp thuế

    (Xây dựng) - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai danh sách 106 trường hợp “chây ỳ” nộp thuế, nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước (tính đến ngày 31/7/2024) với tổng số tiền hơn 560 tỷ 517 triệu đồng.

  • Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm

    (Xây dựng) – Nhiều đơn vị đang chuẩn bị triển khai các gói thầu từ nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 và các nguồn vốn sự nghiệp khác.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load