Dù gần một trăm hồ "treo" trữ nước vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3) đã được Chính phủ đầu tư xây dựng, không ít người dân trên Cao nguyên đá Đồng Văn (thuộc tỉnh Hà Giang) vẫn phải sống trong tình trạng thiếu nước trong mùa khô.
Vào mùa khô, những bé gái ở xã Thài Phìn Tủng (Đồng Văn - Hà Giang) phải đều đặn ngày 2 lần vượt qua những con dốc cao gùi 20 lít nước cách nhà hơn 3 km.
Từ khi những chiếc hồ tích nước được xây dựng trên Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010, cuộc sống của cư dân nơi đây như được hồi sinh.
Nhiều gia đình sử dụng xe máy chuyên chở nước.
Những khoảnh ruộng phải phủ nilon giữ nước, người dân phải băng qua những núi đá tai mèo lởm chởm, cách nhà vài cây số để "mót" nước trong những mó nước nằm sâu trong hốc đá chật hẹp mà mỗi ngày chỉ rỉ ra vài can nước.
Vợ chồng anh Vừ Mí Tủa ở thôn Pó Xí, xã Lũng Táo (Đồng Văn - Hà Giang) ngày 2 lần băng qua mấy cây số đường núi lởm chởm đá tai mèo đi lấy nước.
Hố nước nằm sâu vaig mét trong lòng núi chỉ một người chui lọt.
Anh Pó cho biết, mỗi ngày hố nước này chỉ rỉ ra độ 4, 5 can nước 20 lít.
Một số hố nước nổi váng những vẫn được người dân thôn Pó Mí dùng làm nơi giặt giũ.
Mỗi khi giặt giũ, người phụ nữ H' Mông ở Lũng Táo này thường phải có cậu con trai múc nước hỗ trợ.
Hố nước chỉ vừa cho đứa trẻ chui lọt.
Do nước rất hiếm vào mùa khô nên những khoảnh ruộng, hoa màu ở khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn đều được phủ kín nilon để giữ nước.
Nhiều chiếc hồ treo mùa này cũng cạn nước gần chạm đáy.
Vũng nước đọng trên vết bánh xe ô tô ven quốc lộ 34 cũng thật hữu ích với người dân sống trong Công viên địa chất toàn cầu.
Theo vietnamnet.vn
Theo