Thứ năm 12/09/2024 14:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thị trường tôn mạ Việt Nam:

Nhiều tiềm năng

09:24 | 17/04/2012

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các dự án nhà ở (nhà liền kề, biệt thự…), nhu cầu sử dụng sản phẩm tôn mạ màu phục vụ cho các công trình xây dựng cũng ngày một tăng cao.

Trước đây VLXD trong ngành công nghiệp, xây dựng thường dùng gạch xây tường hoặc fibro xi măng để lợp và bao che tường. Qua từng năm, cùng với việc mở rộng các KCN và đô thị, hầu hết các công trình xây dựng nhà xưởng, các nhà cao tầng đều sử dụng tôn kẽm hoặc tôn mạ màu (chủ yếu là loại tôn dạng sóng vuông và sóng ngói) để lợp mái và tường bao che do đảm bảo độ bền cho sử dụng lâu dài (chống thấm, chống nóng), dễ sử dụng trong quá trình lắp đặt, thay thế và đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình. Mặc dù sản xuất tôn màu trong nước trong một vài năm trở lại đây có sự tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng đủ và thiếu ổn định nên lượng tôn nhập khẩu tăng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 22 nhà máy sản xuất tôn mạ kẽm, mạ màu nhưng phần lớn tập trung ở khu vực phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, TP.HCM, Long An…  Trong khi cả khu vực phía Bắc hiện chỉ có một số nhà máy sản xuất tôn màu là Cty LILAMA, Cty Tôn Hoa Sen, Cty Việt Pháp, VNsteel Thăng Long… với tổng công suất xấp xỉ 155 nghìn tấn tôn mạ kẽm, 35 nghìn tấn tôn mạ màu (chiếm 25% trong toàn quốc). Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà máy này chưa đáp ứng đủ nhu cầu tôn màu tại thị trường phía Bắc do đó, nhiều nhà máy cán sóng phải nhập khẩu hoặc đặt hàng từ miền Nam mang ra nên chi phí phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu cũng như chi phí vận chuyển từ Nam ra Bắc cũng khá lớn. 

Để góp phần làm phong phú vật liệu tôn mạ màu, tôn mạ kẽm cũng như đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường phía Bắc, nhiều Cty đã tập trung đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm tôn đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng. Nhiều sản phẩm xuất hiện trên thị trường thời gian gần đây đã và đang được khách hàng tin tưởng lựa chọn như tấm lợp cách nhiệt, cách âm 3 lớp, 11 sóng dân dụng (tôn mát) được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản JIS G3141; G3302; G3312 của Cty Liên doanh Việt - Hàn Poshaco (Hải Dương). Hay như sản phẩm tôn mạ kẽm sơn màu được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM/A755M-03 (Mỹ) và tôn mạ kẽm được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3302 của Cty Liên doanh tôn Việt - Pháp (Hải Phòng). Cấu tạo của các loại tôn này gồm Tôn + PU + PVC/ Aluminium paper. Lớp sơn phủ bề mặt sản phẩm đóng vai trò rào cản trước tác động bất lợi từ môi trường, có khả năng kháng nhiệt hiệu quả trước các tia tử ngoại, mang lại an toàn cho con người trong môi trường lao động và sinh hoạt. Lớp PU làm vật liệu cách âm, cách nhiệt. Lớp giấy PVC hoặc giấy màng nhôm được chọn lựa để cán ép phía dưới tấm lợp tạo nên một kết cấu bền vững với bề mặt sáng, mang lại nét thẩm mỹ cho không gian nội thất, thay thế tấm trần được làm bằng các vật liệu thông thường, mang lại phong cách và thẩm mỹ kiến trúc cho nhà dân dụng. Ngoài ra, tôn mạ kẽm và tôn mạ màu còn sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, đồ gia dụng, trang trí nội thất và làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.

Một chủ thầu xây dựng tại Q.Thanh Xuân cho biết, họ cũng đã sử dụng tấm tôn lợp được sản xuất trong nước cho một số công trình và thấy khá hiệu quả. Với giá thành khoảng từ 170 - 180 nghìn/m2 (thấp hơn sản phẩm nhập khẩu), không chỉ tiết kiệm chi phí khi hoàn thiện mà chất lượng, thẩm mỹ của công trình được đảm bảo, đặc biệt mang lại sự hài lòng cho khách hàng. 

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm tôn mạ kẽm tại thị trường Việt Nam đến năm 2015 sẽ đạt 450 nghìn tấn; năm 2020 đạt 600 nghìn tấn và đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 720 nghìn tấn. Đối với sản phẩm tôn mạ màu sẽ đạt 700 nghìn tấn năm 2015; năm 2020 đạt 950 nghìn tấn và đến năm 2025 sẽ đạt 1,1 triệu tấn. Trước tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ tôn mạ trên, có thể thấy rằng nhu cầu tôn mạ tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và tại thị trường miền Bắc sẽ rất lớn, sẽ là cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư khai thác, xây dựng các dự án sản xuất vật liệu tôn lợp trong tương lai.

Linh Anh

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Đề xuất xây dựng nhà máy 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.

    22:42 | 11/09/2024
  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

    17:02 | 11/09/2024
  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

    16:54 | 11/09/2024
  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

    08:49 | 11/09/2024
  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

    20:31 | 10/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Công khai hơn 100 doanh nghiệp “chây ỳ” nộp thuế

    (Xây dựng) - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai danh sách 106 trường hợp “chây ỳ” nộp thuế, nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước (tính đến ngày 31/7/2024) với tổng số tiền hơn 560 tỷ 517 triệu đồng.

    19:59 | 10/09/2024
  • Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm

    (Xây dựng) – Nhiều đơn vị đang chuẩn bị triển khai các gói thầu từ nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 và các nguồn vốn sự nghiệp khác.

    14:57 | 10/09/2024
  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 8 tháng tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước

    (Xây dưng) – Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 8 tháng năm 2024 đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 73,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

    14:09 | 10/09/2024
  • Quảng Nam: Huyện Tiên Phước xin hỗ trợ 76 tỷ đồng trả nợ và thanh toán khối lượng công trình xây dựng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu nội dung kiến nghị của UBND huyện Tiên Phước tại Tờ trình số 250 về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí trả nợ, thanh toán khối lượng, đầu tư mới và đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản.

    13:44 | 10/09/2024
  • Ninh Thuận: Tập trung đầu tư hạ tầng để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 8/2024, Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 40 dự án với tổng vốn đầu tư trên 30 nghìn 359 tỷ đồng. Trong đó, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp giữ vai trò quan trọng.

    10:59 | 10/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load