Thứ tư 15/01/2025 23:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tổ chức phố đi bộ ở Hà Nội

Nhiều bất cập từ tuyến đã làm thí điểm

09:43 | 28/12/2011

Ngay từ thế kỷ XIX, khi người Pháp bắt tay vào quy hoạch Hà Nội, họ cũng rất có ý thức tôn trọng cảnh quan của hồ Gươm và coi đây như không gian chuyển tiếp giữa phố cổ và khu phố mới. Chính từ khi đó, ý tưởng phố đi bộ bắt đầu hình thành.


Phố Hàng Bông.

Còn nhiều bất hợp lý

Vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã trình TP đề án thí điểm tổ chức 10 tuyến phố đi bộ thuộc Q.Hoàn Kiếm và tuyến đi bộ tại khu vực Quảng trường Ba Đình. Các tuyến trong khu vực Q.Hoàn Kiếm sẽ “mở cửa” đón khách từ 1/1/2012 bắt đầu từ 6h sáng thứ bẩy và kết thúc lúc 22h chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn. 

Từ năm 2004, Q.Hoàn Kiếm đã xây dựng "tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ" trên tuyến phố Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Đồng Xuân mặc dù đã có những thành công nhất định, nhưng trong quá trình hoạt động, tuyến phố đi bộ, chợ đêm (tối thứ 6, 7, CN) cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể, việc bố trí, sắp xếp gian hàng quá dày đặc cũng như tình trạng các sạp hàng tự phát trên vỉa hè không theo quy hoạch đã gây khó khăn cho khách tham quan. Điều này làm ảnh hưởng đến mục đích đi bộ và thưởng ngoạn của du khách. Phần lớn hàng hóa bày bán trên tuyến phố đơn điệu, lại không được niêm yết giá gây khó khăn cho du khách đến đây mua sắm. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu bãi gửi xe cho người dân và khách đến tham quan, mua sắm ngày càng trở nên trầm trọng; mức phí trông giữ xe cũng không tuân thủ theo quy định của Nhà nước... Về phương án tổ chức giao thông tại các phố có nút giao với tuyến phố đi bộ còn nhiều bất hợp lý, đặc biệt là các ngày lễ, tết. Do đó, việc tổ chức giao thông cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện hơn.

Sở GTVT cho biết khu vực triển khai tuyến phố đi bộ có 925 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp, trong số này có 657 hộ ủng hộ đề án (chiếm 71%). 44 tuyến phố bị ảnh hưởng gián tiếp của đề án, có gần 5.900 hộ dân, trong đó có hơn 4.000 phiếu ủng hộ (chiếm 70,4%). Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, trong kế hoạch năm An toàn giao thông 2012, Sở sẽ tập trung xây dựng và hoàn thành dứt điểm nhiều công trình giao thông trọng điểm để có thể giảm ngay ùn tắc như trục: Văn Cao - Hồ Tây, Cát Linh - La Thành, Ô Chợ Dừa - Voi Phục và Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái, Kim Mã - Trần Phú, Tôn Thất Tùng - Vành đai 4, Tây Thăng Long, Ngô Gia Tự.... Với các nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc như Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng, Chùa Bộc - Tây Sơn, Láng - Lê Văn Lương, Láng - Trần Duy Hưng sẽ được đầu tư xây các cầu vượt lắp ghép.


Bắt đầu từ 01/01/2012 nhiều tuyến phố sẽ trở thành phố đi bộ.

Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Tân cho biết: Sở sẽ áp dụng nhiều giải pháp quản lý giao thông thông minh trên các tuyến phố, các nút giao thông. Nâng cấp trung tâm điều khiển đèn tín hiệu để xử lý dữ liệu và cải tạo, lắp đặt hệ thống camera giám sát tại 200 nút nhằm quan sát, phân tích, xử lý tự động việc đo đếm lưu lượng xe theo giờ.

Xin cơ chế đặc thù làm cầu vượt

Liên quan đến việc làm cầu vượt lắp ghép được lãnh đạo Sở GTVT nói tới ở trên, vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có văn bản xin Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế đặc thù xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông quan trọng như Lê Văn Lương - Láng, Nguyễn Chí Thanh - Láng để hạn chế ùn tắc.

Sự phát triển quá nhanh các phương tiện vận tải, đặc biệt là ô tô, xe máy dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng phức tạp trên một số nút giao thông, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giải quyết tình trạng này, UBND TP Hà Nội đã triển khai gấp một số công trình giao thông quan trọng, có vai trò khắc phục ngay tình trạng ùn tắc giao thông tại một số nút giao Lê Văn Lương - Láng và Nguyễn Chí Thanh - Láng.

Theo ông Nguyễn Văn Khôi – Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, cầu vượt tại nút giao Lê Văn Lương - Láng xây dựng bằng kết cấu ghép, tải trọng dưới 3 tấn phục vụ cho xe ô tô con và xe máy nhằm giảm xung đột trực tiếp giữa các dòng xe đi qua ngã tư. Cầu vượt tại nút giao giữa tuyến Nguyễn Chí Thanh - Láng xây dựng theo kết cấu vĩnh cửu, phục vụ cho các loại xe... Để có thể bắt tay xây dựng cầu vượt tại nút giao Lê Văn Lương - Láng và Nguyễn Chí Thanh - Láng trong thời gian sớm nhất, Hà Nội kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đơn vị tư vấn và thi công xây dựng.

Theo ông Phạm Sỹ Liêm – Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng: Mặc dù cách làm khác nhau, nhưng đều có chung đề xuất biến hồ Gươm thành không gian xanh, không gian dành riêng cho người đi bộ và không gian lễ hội. Cùng với các phương án bảo tồn và phát huy giá trị phi vật thể, đưa ra các giải pháp giải tỏa áp lực giao thông xung quanh Bờ hồ và phụ cận, phát triển giao thông công cộng, khu vực đỗ xe ngầm, tàu điện ngầm, tạo cho hồ Gươm hình ảnh mới, vừa cổ xưa huyền thoại, xanh hơn, thân thiện hơn, mới mẻ hơn để người dân khi đến với hồ Gươm không chỉ “tham gia” mà thực sự “cảm thụ”.

Hiệp Bắc

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Gia Lai: Quy định mức chi trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định về quy định chi tiết mức chi đảm bảo cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

  • Hải Dương: Chấn chỉnh sử dụng lòng đường, vỉa hè

    (Xây dựng) – UBD tỉnh Hải Dương vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông.

  • Quảng Nam: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp mặt sinh viên Lào nhân dịp Tết Ất Tỵ

    (Xây dựng) – Sáng 15/1, nhân dịp chuẩn bị đón năm mới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thượng tá Trần Hữu Ích, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam đã chủ trì buổi gặp mặt 26 sinh viên là con cán bộ quân đội thuộc Sư đoàn 5 và Bộ Chỉ huy Quân sự 4 tỉnh Nam Lào đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

  • Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025: Dịp lý tưởng khám phá sản phẩm đặc sắc

    (Xây dựng) - Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17-22/1 (tức từ ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long. Đây là một sự kiện thường niên quan trọng trong Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh, mang đến không gian mua sắm sôi động, phong phú các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu, góp phần phục vụ nhu cầu của người dân và du khách trong dịp Tết Nguyên đán.

  • Hà Nội: Tập trung giải quyết từ 8 đến 10 điểm ùn tắc giao thông

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.

  • Sa Pa (Lào Cai): Tuyên truyền sâu rộng “Sổ tay đô thị - nông thôn” cho người dân

    (Xây dựng) - Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực quản lý đô thị - nông thôn trên địa bàn, UBND thị xã Sa Pa đã tuyên truyền sâu rộng đến người dân về cuốn “Sổ tay đô thị - nông thôn” và hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, xem xét, xin ý kiến trước khi xây, sửa chữa nhà ở.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load