Thứ hai 16/09/2024 02:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nhiệt điện lâm nguy, EVN cầm cự 15 ngày

18:37 | 01/08/2015

Vùng than Quảng Ninh bị tê liệt do mưa lũ lịch sử đã kéo theo hệ quả không thể vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện. Số than còn lại trong kho chỉ còn đủ các nhà máy nhiệt điện cầm cự chạy được trong vòng 10-15 ngày tới.


Ảnh minh hoạ

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố tình trạng trên vào tối ngày 31/7.

EVN dẫn lại thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, do ảnh hưởng của trận mưa lũ đang diễn ra ở Quảng Ninh, các tuyến đường nội bộ từ các kho mỏ đến cảng than ở đây đều bị ngập úng và sạt lở, không thể vận chuyển được than. Việc rót than tại các cảng và rót hàng chuyển tải tại khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả (Quảng Ninh) để cấp than cho khách hàng phải ngừng do mưa kéo dài liên tục.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp điện của hàng loạt nhà máy nhiệt điện than trong thời gian tới.

Hiện, EVN có 10 nhà máy nhiệt điện đang sử dụng nguồn than của TKV, với tổng lượng than còn tồn ở kho là 722.500 tấn.

Trong đó, lượng than tiêu thụ cho một tổ máy phát điện chạy đầy tải lớn nhất là 6000 tấn/ngày đối với nhà máy Vĩnh Tân 2, 5000 tấn/ngày đối với nhà máy Duyên Hải 1. Các tổ máy của nhiệt điện Phả Lại 2, Uông Bí, Quảng Ninh cần 3.100 tấn/ngày chạy đầy tải, nhiệt điện Nghi Sơn, Hải Phòng cần 3.000 tấn than/ngày chạy đẩy tải mỗi tổ máy.

Nhiệt điện Phả Lại 1 cần tiêu thụ 1.500 tấn than/ngày chạy đầy tải tổ máy. Các nhà máy Mông Dương 1 chỉ tiêu thụ 700 tấn/than cho một tổ máy và Ninh Bình chỉ tiêu thụ 380 tấn than/ngày mỗi tổ máy.

Do công suất tổ máy lớn, việc thiếu than này sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2. Hiện, lương than trong kho, bao gồm cả than lót kho của Vĩnh Tân 2 chỉ đủ dùng cho một tổ máy chạy trong 4,5 ngày tới. Duyên Hải 1 chỉ có thể chạy 2 tổ máy trong 10 ngày. Nhiệt điện Quảng Ninh chỉ đủ than chạy trong 7 ngày.

Các nhà máy Nghi Sơn, Phả Lại 1, Phả Lại 2 chỉ có thể chạy trong vòng 15 ngày. Nhà máy Ninh Bình đủ than chạy cho 16 ngày và nhà máy Uông Bí có thể cầm cự được 20 ngày.

Trước tình hình này, lãnh đạo TKV và EVN đã có cuộc họp khẩn bàn biện pháp phối hợp giải quyết.

Theo đó, trong những ngày tới, TKV sẽ tập trung khôi phục hệ thống đường giao thông trong khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả để tiếp tục vận chuyển cấp than từ các mỏ ở khu vực này ra cảng, tập trung ưu tiên cấp than cho Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 đảm bảo bốc dỡ tối thiểu 5.000 tấn/ngày cấp than cho Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 với lượng than cấp đảm bảo bốc dỡ tối thiểu 6.000 tấn/ngày.

Đồng thời, EVN đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thực hiện các phương án huy động công suất thấp các nhà máy nhiệt điện than trong thời gian tới, đồng thời vẫn phải đảm bảo cung cấp điện và chỉ đạo các Tổng Công ty phát điện tìm kiếm các nguồn cấp than khác để duy trì phát điện.

Theo tính toán của EVN, việc cung cấp điện cho khách hàng, nhất là khu vực phía Nam vẫn sẽ được đảm bảo.

Tuy nhiên, EVN đề nghị người dân, doanh nghiệp... thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý, tránh lãng phí, góp phần giảm sức ép trong vận hành hệ thống điện trong thời gian thiếu than bất khả kháng hiện nay.

Theo Vietnamnet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load