Thứ năm 25/04/2024 18:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nhân lên những cánh rừng

16:02 | 02/02/2021

(Xây dựng) - Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hằng năm của các ngành, các cấp và nhân dân ta, góp phần quan trọng, thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển bền vững đất nước.

nhan len nhung canh rung
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Tiếp tục lan tỏa truyền thống tốt đẹp đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021.

Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và được sự quan tâm của toàn thế giới. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống.

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ nước cho các dòng sông, là nguồn cung cấp nước cho gần 50% các thành phố lớn nhất thế giới. Rừng tạo ra và duy trì độ phì nhiêu cho đất; giúp điều chỉnh tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ và hạn hán… Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là yếu tố quyết định sự sống còn của hơn bảy tỷ dân trên hành tinh.

Hiện nay, sinh kế của 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng. Nhưng, tình trạng phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn ở mức báo động. Nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đa dạng sinh học đang bị suy giảm trầm trọng.

Một minh chứng qua các số liệu của UNEP, rằng việc bảo tồn và phát triển rừng là một cơ hội kinh doanh. Khi chúng ta đầu tư 30 triệu USD cho việc chống phá rừng và suy thoái rừng thì chúng ta có thể nhận được 2,5 tỷ USD từ các sản phẩm và dịch vụ mà nó mang lại.

Nhưng, những nguồn lợi trước mắt đã khiến con người lao vào những cuộc phá rừng để sinh tồn. Nhiều nơi, con người đã không bảo vệ được rừng, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, thậm chí rừng không thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc.

Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu thông qua những chức năng môi trường như chống xói mòn, và đảm bảo tuần hoàn nước. Lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Rừng cũng có một vai trò xã hội, góp phần tạo việc làm và thu nhập. Hiện nay, khoảng 25 triệu người Việt Nam có 20 - 40% thu nhập hàng năm đến từ rừng. Vai trò của rừng cũng được thể hiện ở vùng sâu vùng xa, vùng cao nơi 10% dân cư sống bên trong hoặc gần các khu rừng (diện tích xấp xỉ 12 triệu héc-ta) là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số.

Rừng quan trọng như thế, song tình trạng phá rừng ở Việt Nam vẫn ở cấp báo động đỏ. Chúng ta đã nói, đã phát hiện rất nhiều vụ việc phá rừng,… rất nhiều quan chức, rất nhiều cấp, nhiều ngành đã “vào cuộc”, đã tổ chức những đợt phát động này nọ rầm rộ… Và tất nhiên, những câu chữ “đẹp” nhất, “có vẻ” nghiêm minh nhất cũng đã được sử dụng. Vậy mà cái đích cuối cùng là giữ rừng, phát triển rừng thêm xanh, để dành tài nguyên cho đời sau… thì lại bị bỏ ngỏ.

Tôi vừa đọc một bài báo về câu chuyện giữ rừng, phát triển rừng để cứu những dòng sông. Dù chỉ là một vế của vấn đề, những lại là điều cốt lõi không thể thiếu.

Bởi, những dòng sông đều bắt đầu từ những cánh rừng.

Mất rừng, nước sông cũng vơi dần.

Mất rừng, những vùng đất phì nhiêu để người dân canh tác sẽ dần mất đi.

Và tần suất các trận lũ cũng sẽ tăng lên. Còn đó hình ảnh nước dâng ngập mái nhà mà chúng ta vừa chứng kiến trong năm qua. Cũng còn đó những trận lũ quét, lở đất kinh hoàng cướp đi bao mạng người, tổn thất, đau thương không kể xiết.

Sẽ không phải là quá muộn để chúng ta bắt đầu xây dựng một cuộc sống xanh trong tương lai, mà ở đó những cánh rừng là trọng tâm của sự phát triển bền vững và các nền kinh tế xanh.

Nhưng, chúng ta vẫn phải thẳng thắn mà nói rằng, những thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới ngày một trầm trọng (trong đó “đóng góp” lớn của tình trạng phá rừng) là rất lớn.

Giữ những cánh rừng xanh ngát, để nuôi những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa, tắm mát cho bao vùng đất trù phú - ấy là nguồn sống để chúng ta phát triển trong một môi trường xanh sạch - bền vững - thịnh vượng!

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load