Thứ sáu 19/04/2024 21:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nhận diện kênh đầu tư năm 2021: Cơ hội trong rủi ro

15:03 | 17/01/2021

Theo giới phân tích, dù vẫn còn nhiều khó khăn và ẩn chứa rủi ro do dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng nhiều kênh đầu tư vẫn được kỳ vọng sinh lời cao trong năm 2021.

nhan dien kenh dau tu nam 2021 co hoi trong rui ro
Khách hàng giao dịch tại sàn giao dịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Bất động sản, chứng khoán và đồng Bitcoin còn cửa sáng

Các nhà phân tích từ Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho biết, so với khu vực Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam nằm ở nhóm có diện tích m2 sàn căn hộ/đầu người thấp nhất (đạt 19 m2), nhưng mật độ dân số (đầu người/km2) cao hơn Thái Lan và Malaysia lần lượt 2,2 và 2,9 lần, vì thế dư địa cho tăng trưởng m2/đầu người vẫn còn nhiều.

Ngoài ra, diện tích nhà trung bình của người Việt chỉ ở mức trung bình so với các nước ASEAN, khoảng 72 m2, thấp hơn so với mức trung bình của khu vực là 76 m2. Do đó, công ty chứng khoán này cho rằng nguồn cung nhà ở tại Việt Nam vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng trong khu vực.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC, đối với bất động sản, một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thị trường sôi động và phát triển là hạ tầng giao thông. Với chủ trương tăng cường đầu tư công đặc biệt là trong cơ sở hạ tầng, năm 2021, VDSC hy vọng nhiều hạ tầng giao thông sẽ được thúc đẩy triển khai, tạo thêm lực đẩy, tạo đà phát triển cho giai đoạn mới của thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, người mua nhà được hưởng lợi từ mặt bằng lãi suất thấp trong bối cảnh giá tăng cao. Chính điều này sẽ làm tăng nhu cầu mua nhà trong thời gian tới.

Tính đến hết tháng 11/2020, các ngân hàng trong nước đã hạ 1,8 điểm phần trăm lãi suất cho vay mua nhà và giữ ở mức 9,5%, mức thấp nhất trong 10 năm.

Xét trong một bức tranh tổng thể, VDSC kỳ vọng năm 2021 - 2022 sẽ là thời điểm tương đối tích cực của ngành bất động sản với nhiều điểm sáng đến từ pháp lý, sự phục hồi của nền kinh tế và sự sôi động của hoạt động mua bán sáp nhập.

Đối với chứng khoán, giới phân tích và nhà quản lý cũng có nhận định tích cực về diễn biến thị trường và cho rằng đây là kênh đầu tư hấp dẫn, có thể tiếp tục tạo được sức hút trong năm 2021.

Tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2021 diễn ra ngày 4/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thông tin, theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2020 có tới 84% công ty đại chúng quy mô lớn trên thị trường chứng khoán có lãi, một tỷ lệ rất cao trong năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 so với các khu vực khác của nền kinh tế.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, từ đầu năm 2021, các luật sửa đổi như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cùng có hiệu lực sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý và môi trường đầu tư đồng bộ hơn, minh bạch hơn cho hoạt động của doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán bền vững.

Dưới góc nhìn chuyên gia, Trưởng phòng nghiên cứu khách hàng tổ chức, Công ty cổ phần Chứng khoán MB - MBS Hoàng Công Tuấn cũng cho rằng, Việt Nam đạt được 2 yếu tố rất quan trọng là phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là mục tiêu kép, rất khó và rất ít quốc gia trên thế giới đạt được. Do đó, ông Tuấn vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021.

Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC nhận định, nhìn sang năm 2021, xét về những triển vọng tích cực, sự phục hồi rõ hơn của nền kinh tế sau dịch COVID-19 sẽ là bệ đỡ cho đà tăng của thị trường. Bên cạnh đó, việc lãi suất vẫn đang duy trì ở mức thấp khiến cho kênh đầu tư chứng khoán sẽ tiếp tục là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn, từ đó thu hút dòng tiền của nhà đầu tư trong nước.

Tuy nhiên theo VDSC, nhà đầu tư cần cân nhắc và chọn lọc kỹ càng khi một số cổ phiếu đã tăng “nóng” trong thời gian qua. VN-Index sau khi vượt qua ngưỡng 1.000 điểm sẽ bám sát diễn biến của kinh tế vĩ mô như các thông tin về lãi suất, vaccine, cùng với dòng tiền của khối ngoại. Từ đó, VDSC nhận định VN-Index có thể dao động trong vùng từ 1.029 - 1.271 điểm.

Năm 2020, kênh đầu tư tăng mạnh nhất chính là tiền kỹ thuật số, nổi bật là Bitcoin. Cụ thể, giá trị đồng tiền kỹ thuật số này tăng hơn 300% trong năm qua, riêng tháng 12 đã là 50%. Theo các chuyên gia, Bitcoin tăng giá mạnh do ngày càng được coi là vàng số, thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức, như các quỹ Skybridge Capital, MassMutual và Guggenheim.

Không như lần tăng giá vào năm 2017, các nhà phân tích cho rằng "bong bóng" giá Bitcoin sẽ không sớm vỡ. Giám đốc điều hành Công ty đầu tư Galaxy Digital, Mike Novogratz cho rằng, sự phục hồi lần này chỉ mới bắt đầu. Ông dự báo đồng Bitcoin sẽ tăng lên 60.000 USD/BTC trong năm 2021.

Kênh tiết kiệm, ngoại tệ, vàng có còn hấp dẫn?

Mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã giảm khá mạnh trong năm qua sau các động thái cắt giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất tiết kiệm giảm được cho là một trong những nguyên nhân hỗ trợ các kênh đầu tư khác, nhất là cổ phiếu và trái phiếu.

Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho biết, theo báo cáo tài chính của 8 ngân hàng đầu ngành, lợi suất cho vay bình quân đã giảm khoảng 1 điểm phần trăm so với mức cuối năm 2019. Công ty chứng khoán này cũng cho rằng, mặt bằng lãi suất thấp sẽ được duy trì trong 2021.

Việc lãi suất giảm sẽ làm giảm tính hấp dẫn của kênh tiết kiệm và khiến dòng vốn có xu hướng chảy mạnh hơn vào các kênh đầu tư khác. Đối với kênh đầu tư ngoại hối, năm 2020, nhà đầu tư nắm giữ đồng bạc xanh có thể bị thua lỗ do tỷ giá trong nước giảm nhẹ.

Tỷ giá trong nước giảm do nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế đang rất dồi dào nhờ cán cân thương mại thặng dư kỷ lục. Bên cạnh đó, là các nguồn giải ngân vốn FDI, giải ngân vốn ODA, nguồn kiều hối…

Công ty Chứng khoán Bảo Việt - BVSC nhận định, xuất siêu ở mức cao kỷ lục đã và đang là nguyên nhân chính hỗ trợ cho sự ổn định, thậm chí giúp VND lên giá nhẹ so với USD.

Năm 2021, đồng USD đang chịu sức ép, giữa bối cảnh các nhà đầu tư dự kiến mức lãi suất thấp tại Mỹ và đà phục hồi trên toàn thế giới sẽ khiến USD rớt giá so với các đồng tiền khác.

Triển vọng đảng Dân chủ chiếm ưu thế tại Lưỡng viện Quốc hội Mỹ có thể khiến đồng USD suy giảm mạnh hơn và các nhà đầu tư đang đặt cược vào kịch bản quy mô gói kích thích sẽ gia tăng. Những nhân tố này gây sức ép lên đồng USD.

Bên cạnh đó, với triển vọng lãi suất được duy trì ở mức gần bằng 0 trong nhiều năm tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây cam kết sẽ tiếp tục chương trình mua trái phiếu hiện tại cho đến khi nền kinh tế nước này đạt tiến bộ đáng kể hơn nữa trong việc khôi phục thị trường việc làm và đạt mục tiêu lạm phát 2%.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, ngoại tệ không phải là kênh đầu tư và kinh doanh dành cho cá nhân và doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh ngoại hối. Ông cũng đánh giá năm 2021, kênh đầu tư ngoại tệ sẽ là kênh kém hấp dẫn nhất.

Về kênh đầu tư vàng, theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, tại Việt Nam do niềm tin vào triển vọng nền kinh tế và kết quả kiểm soát dịch COVID-19 mà giao dịch thị trường vàng trong nước không có nhiều đột biến dù giá vàng cũng tăng nhanh theo xu hướng chung của thế giới. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn tuyên bố sẵn sàng các kịch bản ứng phó, can thiệp thị trường nếu cần thiết - dù khả năng là không cao.

Thực tế cho thấy, giá vàng trong nước có thời điểm tăng, giảm rất mạnh nhưng người dân vẫn không “mặn mà” với vàng. Thị trường có sôi động nhưng không xuất hiện những giao dịch đột biến.

Sang năm 2021, trong trường hợp đại dịch được khống chế thành công, các nhà đầu tư sẽ ưa chuộng các tài sản rủi ro hơn và qua đó tạo áp lực đi xuống đối với giá vàng.

Ngược lại, nếu cuộc khủng hoảng COVID-19 diễn biến phức tạp hơn, giới đầu tư sẽ đổ xô đến các tài sản trú ẩn an toàn và giá vàng có thể sẽ tăng.

Theo Văn Giáp (TTXVN)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ngãi thành lập Tổ “gỡ khó” cho Dung Quất

    (Xây dựng) – Tổ công tác vừa được thành lập có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

    09:17 | 19/04/2024
  • Khu công nghiệp Bình Đường - Thí điểm đầu tiên của chủ trương di dời lên phía Bắc của Bình Dương

    (Xây dựng) – Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc di dời các khu công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh là cần thiết nhưng cần đảm bảo lợi ích của các cá nhân, tập thể liên quan. Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina sẽ là trường hợp đầu tiên nhằm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh Bình Dương.

    09:06 | 19/04/2024
  • Kon Tum: Huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

    21:31 | 18/04/2024
  • Bình Dương chọn Khu công nghiệp Bình Đường di dời thí điểm

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch, Khu công nghiệp Bình Đường (phường An Bình, thành phố Dĩ An) sẽ được chính quyền tỉnh Bình Dương chọn để chuyển đổi công năng, thực hiện di dời thí điểm.

    21:28 | 18/04/2024
  • Triển lãm Quốc tế về Năng lượng Điện và Chiếu sáng Việt Nam - EL Vietnam 2024

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Quốc tế Hà Nội (HADIFA) tổ chức Triển lãm Quốc tế về Xây dựng, Công nghiệp Mỏ và Giao thông - Contech Vietnam 2024 và Triển lãm Quốc tế về Năng lượng Điện và Chiếu sáng Việt Nam – EL Vietnam 2024 từ ngày 17 đến ngày 20/4/2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (N.E.C.C.).

    20:44 | 18/04/2024
  • Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở và khu công nghiệp.

    19:52 | 17/04/2024
  • Hết quý I Đắk Nông mới giải ngân được 10% vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt khoảng 10% vào cuối tháng 3/2024. Với kết quả này, Đắk Nông thuộc những địa phương có mức giải ngân thấp dưới mức bình quân chung cả nước.

    19:49 | 17/04/2024
  • Năng lượng gió đạt công suất lắp đặt mới kỷ lục và sự cần thiết phải hành động theo định hướng chính sách

    (Xây dựng) – Báo cáo mới nhất của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho biết, ngành Công nghiệp điện gió toàn cầu đã đạt công suất lắp đặt mới kỷ lục vào năm 2023 là 117GW.

    19:42 | 17/04/2024
  • Công trình xây dựng với giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

    (Xây dựng) – Một trong những công trình điển hình tại Hà Nội đạt “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng năm 2023” về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đó là tháp Láng Hạ (quận Đống Đa) và Capital Place (quận Ba Đình) tại Hà Nội… Các tòa nhà đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả cao khi vận hành.

    15:54 | 17/04/2024
  • Đồng Nai dự kiến phương án bảo vệ thi công “siêu” dự án nhà máy điện tại Nhơn Trạch

    (Xây dựng) - Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa (Tổng Công ty Tín Nghĩa) thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công một số hạng mục dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4. Sau ngày 25/4, nếu Tổng Công ty Tín Nghĩa vẫn không tạo điều kiện thì tỉnh sẽ có phương án bảo vệ thi công.

    15:07 | 17/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load