- Hàng chục ngàn m2 đất dự án công viên Cầu Giấy còn bị trục lợi đến bao giờ?
- Bất chấp pháp luật, gầm cầu Thanh Trì đang bị “xẻ thịt” vô tội vạ
- 1.000 m2 'đất vàng' Thủ đô bị Hội Nông dân 'xẻ thịt' cho thuê
(Xây dựng) - Dưới hình thức liên kết khai thác, sử dụng mặt bằng cung cấp dịch vụ cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu nhi… 120m2 nhà bơi thuyền trong khuôn viên Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội được ký hợp đồng cho Công ty TNHH Kinh doanh dịch vụ Phương Hà sử dụng. Tuy nhiên, dường như khu đất này đang “biến tướng” thành địa điểm kinh doanh nhà hàng phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Vậy có hay không chuyện trục lợi đất vàng hồ Thiền Quang để sinh lợi cho một nhóm người?
Lối vào Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội tại số 37, phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội tại số 37, phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội tọa lạc ở vị trí đắc địa nằm trên đảo hồ Thiền Quang, đây là điểm rất đặc biệt và lý tưởng để phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí.
Năm 1992, UBND thành phố Hà Nội quyết định giao cho Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao, sinh hoạt khoa học kỹ thuật, vui chơi, giải trí cho học sinh, sinh viên và các tầng lớp thanh niên Thủ đô; tổ chức các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động của nhà văn hóa. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, đơn vị này được phép kêu gọi đầu tư, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng, phát triển cơ sở vật chất theo đúng chức năng nhiệm vụ.
Được biết, hiện nay, dưới danh nghĩa liên kết khai thác, sử dụng mặt bằng cung cấp dịch vụ cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu nhi, 120 m2 nhà bơi thuyền nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội đang được đơn vị này giao cho Công ty TNHH Kinh doanh dịch vụ Phương Hà (Công ty Phương Hà) khai thác sử dụng. Hoạt động này đã tồn tại khoảng 10 năm nay.
Nhìn từ xa Hale quán đã nổi bật với dòng chữ ẩm thực Việt trên biển hiệu quảng cáo.
Trong bản hợp đồng giữa hai bên ký kết có điều khoản thể hiện nội dụng hoạt động chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ giải khát ăn nhẹ phục vụ học sinh, sinh viên, thanh thiếu nhi. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận tại hiện trường có nhiều điểm hoàn toàn trái ngược.
Theo quan sát của phóng viên, khu vực nhà bơi thuyền được xây dựng 2 tầng nổi có bốn mặt thoáng đang bị lạm dụng để kinh doanh nhà hàng với tên gọi Hale quán. Theo đó, một tổ hợp dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí đã ngang nhiên được Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội cho phép “mọc” lên trên phần đất do mình quản lý.
Không những thế, Hale quán chiếm một phần mặt bằng rất lớn của ô đất. Vậy nhưng, thay vì đối tượng phục vụ chính là các em học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, Hale quán lại trưng biển kinh doanh với nhiều loại hình đa dạng từ họp lớp, buffet, offline, sinh nhật đến liên hoan, tiệc cưới.
Những người dân sống gần đây cho biết, Hale quán được hình thành cách đây đã khá lâu, ai có nhu cầu đều có thể đến quán liên hệ để được phục vụ.
Với nhiều dịch vụ đa dạng Hale quán không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ giải khát ăn nhẹ phục vụ học sinh, sinh viên, thanh thiếu nhi.
Rõ ràng với một lượng khách ra vào tấp nập như hiện nay để sử dụng hoạt động dịch vụ sẽ thu về một khoản tiền rất lớn từ quỹ đất công. Việc kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa điểm là nơi sinh hoạt cộng đồng của các em học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên được tồn tại rất ngang nhiên ngay giữa thanh thiên bạch nhật đã gây ra không ít những hình ảnh phản cảm.
Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Xây dựng đã buổi làm việc với ông Nguyễn Thiên Tú, Giám đốc Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội và được ông Tú cho biết: “Lịch sử từ khi tôi về đã có quán này rồi, tôi mới nhận nhiệm vụ được 2 năm thôi, nhưng thực chất đây là phối hợp tổ chức hoạt động giữa nhà văn hóa và Công ty Phương Hà. Mục tiêu của quán này mở ra là do một năm có vài trăm ngàn lượt học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động của nhà văn hóa, ban đầu xung quanh khu vực này rất ít quán xá, khi học sinh, sinh viên vào đây tham gia hoạt động thì không có chỗ để cho các bạn uống nước hay giải khát gì cả. Đây là mục đích được các lãnh đạo nhà văn hóa thời kỳ trước phối hợp Công ty Phương Hà để tổ chức.
Với năng lực của nhà văn hóa không đủ để chúng tôi đứng ra bố trí người nấu ăn hay làm dịch vụ. Ngày tôi về đây tiếp quản, tôi có quyết định cho họ phối hợp, mục tiêu chủ yếu là phục vụ học sinh, sinh viên và các hoạt động của phụ huynh khi các em tới đây sinh hoạt. Về cơ bản, trong quyết định thành lập, có việc nhà văn hóa được phép tổ chức các hoạt động dịch vụ. Theo tôi hiểu, dịch vụ ở đây là bổ trợ cho hoạt động của nhà văn hóa. Do vậy, hoạt động của Hale quán là phù hợp với nội dung theo quy định của nhà văn hóa”.
Có tới 4 mặt thoáng nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội, Hale quán có vị trí kinh doanh ở vị trí đắc địa bậc nhất Thủ đô.
Đối với câu hỏi, theo phản ánh của nhiều người dân thì có dấu hiệu một số cá nhân, tổ chức đã ngang nhiên sử dụng nhà văn hóa, khiến diện tích đất này “biến tướng” trở thành quán nhậu, bia hơi… trước sự “im lặng” của các cấp quản lý.
Ông Nguyễn Thiên Tú cho rằng: Ranh giới giữa quán nhậu và quán ăn là rất mong manh, tôi khẳng định đây không phải là quán bia. Ở đây là quán cà phê kết hợp ăn sáng, ăn trưa. Đúng là ngoài học sinh, sinh viên còn có những thành phần khác. Nhưng nếu không cho một số đối tượng khách khác vào, đây sẽ là một bài toán khó giải cho đơn vị kinh doanh phối hợp… Nhà văn hóa là đơn vị sự nghiệp có thu nên chúng tôi khoán mức doanh thu cho bên đối tác và có hóa đơn xuất ra là 45 triệu đồng/tháng. Để họ thu về các khoản đầu tư thì họ có thể đón tiếp thêm phụ huynh của học sinh, sinh viên đến nhà văn hóa sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu khách vào mà nói không phải là học sinh, sinh viên mà không tiếp là vấn đề rất khó.
“Những khoản thu từ hoạt động liên kết, phối hợp khai thác, nhà văn hóa đều có xuất hóa đơn cho đối tác và nộp các khoản thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải chi ra để đảm bảo cơ sở hạ tầng, vệ sinh, nhân lực, phục vụ cho việc vận hành quán. Theo Nghị định 16, ngân sách nhà nước cấp rất hạn chế, thế nhưng ở đây luôn thường trực khoảng hơn 30 người phục vụ, mà đơn vị sự nghiệp như nhà văn hóa không hề có nội dung thu nào cả mà vẫn phải nuôi một bộ máy thực hiện nhiệm vụ chính trị theo quyết định của UBND thành phố…” - Ông Nguyễn Thiên Tú phân trần.
Cờ phướng với dòng chữ: “Nhiệt liệt chào mừng các đại biểu và hội viên về dự lễ sinh nhật 10 năm thành lập Hội ong đoàn kết - hưu trí (2007 - 2016)”.
Tuy nhiên, những gì vị Giám đốc Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Hà Nội nói ra đã hoàn toàn là sự thật khi ngay phía trước cửa Hale quán có thấy rõ cờ phướng với dòng chữ: “Nhiệt liệt chào mừng các đại biểu và hội viên về dự lễ sinh nhật 10 năm thành lập Hội ong đoàn kết - hưu trí (2007 - 2016)”. Vậy phải chăng Hale quán chỉ đơn thuần thực hiện các dịch vụ phục vụ cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu nhi theo các điều khoản như đã cam kết trong hợp đồng hay nguồn lợi thu được từ những hoạt động kinh doanh “bát nháo” đang bị trục lợi và chảy vào túi riêng của một nhóm lợi ích trong xã hội?
Phúc Khang
Theo