Thứ sáu 20/09/2024 05:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nhà mọc rêu vì nước ngập lâu ngày ở TP.HCM

21:06 | 25/10/2014

Khi mưa lớn hay triều cường, con đường ở Bình Tân lại biến thành 'sông' khiến người dân xung quanh phải chung sống với nước bẩn nhiều ngày, nhà bị mọc rêu, bàn chân lở loét.

Đó là tình cảnh của người dân trên đường Nguyễn Quý Yêm, thuộc khu phố 4, phường An Lạc, quận Bình Tân (TP.HCM). Nhiều năm nay, các hộ dân ở con đường dài khoảng hơn 1km này luôn phải chung sống với nước ngập mênh mông nhiều ngày do mưa và triều cường. Sáng sáng mở mắt ra thấy nước dâng tràn, bì bõm lội ra khỏi nhà đi làm đã là việc quá quen.

Những khi mưa lớn và triều cường dâng cao, con đường này bị ngập sâu, có đoạn nước xấp xỉ đến yên xe máy. Giống như nhiều tuyến đường khác ở TP.HCM, con đường này là mỗi khi bị ngập là kéo dài nhiều ngày mà không thoát được kể cả trời nắng.

Mỗi khi ra đường, cư dân thường xuyên đi ủng để lội, tránh nước bẩn ảnh hưởng đến da chân.

Thời gian qua các hộ dân ở một số đoạn đã góp tiền tự nâng đường lên nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng này. Trong khi đó không ít hộ khác tự mua đá xay, xà bần về nâng đường trước nhà mình. Những gia đình không làm theo vẫn để nguyên khiến cho con đường như sóng lượn cao thấp.

Một số hộ như nhà số 136, 143 còn nâng cả hố ga cống thoát nước lên nhưng vẫn không giải quyết được. Nước cống vẫn xấp xỉ mặt đường sau mưa ngập vài ngày. Anh Trần Quốc Nam cho biết: "Những con đường lớn như đường Võ Văn Kiệt, An Dương Vương được nâng lên làm cho khu vực đường Nguyễn Qúy Yêm càng bị thấp xuống, các ống cống dường như không có tác dụng. Bà con mạnh ai nấy nâng lên nhưng chỉ giải quyết được khô ráo một phần trước nhà mình, còn dọc tuyến nhiều chỗ vẫn bị ngập sâu, con đường trở nên xấu xí".

Một số đoạn khá cao nhưng nước bẩn vẫn không có chỗ thoát khiến phía trước nhiều nhà bùn đất bám đầy, rêu xanh mọc, trôi nổi lềnh bềnh.

Nhiều nhà nước vào và đọng lại trước thềm, trong khi đó phía ngoài phải dùng các bao cát bọc vải che chắn sóng nước đánh mỗi khi ôtô chạy qua.

Nhà ông Trần Thanh Minh bị ảnh hưởng nặng nhất. Người dân nơi đây không khỏi xót xa cho gia đình ông mỗi khi mưa ngập và triều cường. Nguyên nhân do nền nhà ông Minh thấp hơn mặt đường, phía sau nhà có mương nhỏ đầy nước nên càng không thể thoát ra. 

"Trong đợt triều cường đầu tháng 10 kéo dài từ ngày 7-14/10 cho đến đợt mưa mấy hôm nay, đã hơn 20 ngày nhưng nhà tôi chỉ có khoảng 2 ngày là nhà khô ráo. Nước bẩn lúc nào cũng nằm trong nhà, đồ đạc phải kê lên, bùn bám đầy, một số đang bị hư hỏng", ông nói.

Mọi sinh hoạt từ ăn uống, ngủ nghỉ đều gặp rất nhiều khó khăn. "Mỗi sáng thức dậy leo xuống gác, mở mắt nhìn xuống nền nhà chỉ toàn thấy nước là nước. Trong những ngày triều cường kết hợp với mưa thì càng kinh khủng hơn, nhà tôi bị ngập gần đến lưng quần", ông Minh ngậm ngùi.

Ngôi nhà ông Minh sống cùng với vợ chồng con trai và đứa cháu rộng gần 30m2, nhiều ngày nay mặt sàn đã chuyển thành màu xanh do rêu mọc.

Từ nấu nướng phải kê gạch để đứng, tắm giặt, ăn cơm cùng nước... gia đình ông Minh hàng ngày ra vào đều phải bì bõm trong nước. Không có điều kiện nâng nền nhà lên nên nhiều năm nay 4 người phải  sống chung với nước bẩn, hôi thối, nhà ẩm mốc nhiều ngày. 

Hàng ngày phải lội nước bị ô nhiễm nằm trong nhà, ngoài đường nên hai bàn chân của người đàn ông 86 tuổi bị loét nặng và đau nhức.

Ngoài đường hàng xóm lội bì bõm đi về, còn trong nhà ông Minh giống như một cái ao chờ nắng khô nhiều ngày mới có thể cạn hết. Người dân trên con đường đầy nước này mong mỏi ở các cơ quan chức năng nhiều năm nay nhưng vẫn không được ngó ngàng.

Theo Zing.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load