Thứ tư 18/09/2024 02:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Nhà cổ 200 năm của quan triều Nguyễn giàu nức tiếng một thời ở Quảng Bình

09:26 | 12/05/2020

Căn nhà được xây dựng theo lối truyền thống 3 gian 2 chái của người Việt, từng là sở hữu của một vị quan triều Nguyễn.

Ngôi nhà cổ có tuổi đời khoảng 200 năm, được xây dựng theo lối nhà rường truyền thống 3 gian 2 chái của người Việt xưa. Công trình là sở hữu của gia đình ông Nguyễn Xuân Cúc (thị trấn Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình).

nha co 200 nam cua quan trieu nguyen giau nuc tieng mot thoi o quang binh
Ngôi nhà cổ 200 tuổi tại Quảng Bình được làm theo lối nhà cổ truyền thống của người Việt xưa. Ảnh: NVCC

Theo anh Phạm Đức Minh, con rể của ông Nguyễn Cúc, ban đầu, ngôi nhà này thuộc về một vị quan triều Nguyễn, từng giữ chức Bố chánh tỉnh Khánh Hòa, quê gốc của vị quan này ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Sang năm 1932, ngôi nhà được một người họ hàng của ông Cúc mua lại với giá 200 đồng Đông Dương và tiếp tục sử dụng cho tới ngày nay. Sau hàng trăm năm sử dụng dù một số hạng mục như: mái, tường… đã có dấu hiệu xuống cấp nhưng hệ thống khung, cột, chèo… của ngôi nhà vẫn còn rất tốt và chắc chắn.

nha co 200 nam cua quan trieu nguyen giau nuc tieng mot thoi o quang binh
Hệ thống cột kèo của ngôi nhà vẫn rất chắc chắn và được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Ảnh: NVCC

Cũng giống như nhiều căn nhà cổ truyền thống của người Việt, căn nhà ở Quảng Bình có hệ thống kết cấu cột kèo được liên kết với nhau bằng chốt, mộng gỗ mà không dùng đinh.

Ở gian giữa nổi bật với bức hoành phi có chữ "Lạc Thiện Đường", nghĩa là nơi an lạc của những người có thiện tâm.

Hệ thống cột, kèo trong nhà tuân theo quy luật “thượng chua, hạ chát”, tức là trên làm bằng gỗ chua, ở dưới là gỗ gõ, đồng thời được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Với lối xây dựng này khiến cho ngôi nhà luôn mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

nha co 200 nam cua quan trieu nguyen giau nuc tieng mot thoi o quang binh
Hiện trong nhà vẫn còn giữ được một vài vật dụng cổ được truyền lại từ thế hệ trước. Ảnh: NVCC

Bao phủ ngôi nhà là hệ thống tường được xây bằng đá ong, trộn vữa từ mật mía xỉ đá, cát, có tác dụng cách nhiệt. Sau gần 200 năm, bức tường này mới chỉ hư hỏng nhẹ.

Theo anh Minh, trước đây từng có nhiều người tới tham quan ngôi nhà và trả giá cao để sang nhượng nhưng cha anh ông Nguyễn Cúc không đồng ý, vì muốn giữ lại cho thế hệ mai sau.

nha co 200 nam cua quan trieu nguyen giau nuc tieng mot thoi o quang binh
Hoa văn của nhà cổ trước đây được những người thợ tài hoa bậc nhất thực hiện. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, do thời gian sử dụng đã quá lâu, ngôi nhà đã bắt đầu có hiện tượng xuống cấp, thấm dột, nhưng gia đình không có khả năng chi trả chi phí bảo dưỡng trùng tu. Ngoài ra, sức khỏe ông Cúc cũng đã cao, không còn đủ sức chăm sóc ngôi nhà 200 năm tuổi nên mới đây gia đình đã quyết định rao bán lại ngôi nhà cổ.

“Khi quyết định bán ngôi nhà này, chúng tôi ai cũng tiếc. Tuy nhiên, nếu cứ để như vậy, mà không chăm sóc, trùng tu thì cũng phí”, anh Minh nói.

“Trước đây, từng có người trả giá căn nhà cả bạc tỷ, nhưng hiện tại, chúng tôi chỉ bán với giá 250 triệu đồng. Với mức giá này, gia đình không đặt nặng vấn đề tài chính, mà chỉ cần tìm người am hiểu về nhà cổ, biết trân trọng giá trị truyền thống”, anh Minh chia sẻ thêm.

nha co 200 nam cua quan trieu nguyen giau nuc tieng mot thoi o quang binh

Phần khung ngôi nhà hiện vẫn còn khá tốt

nha co 200 nam cua quan trieu nguyen giau nuc tieng mot thoi o quang binh

Hệ thống cửa của căn nhà cổ

Ngoài căn nhà của gia đình ông Nguyễn Xuân Cúc, ở Ba Đồn (Quảng Bình) hiện vẫn còn khá nhiều căn nhà cổ, có tuổi đời hàng trăm năm, đặc trưng cho lối kiến trúc nhà truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, nhiều căn trong số này đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp do không được tu bổ.

Theo Việt Vũ/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load