Thứ sáu 26/04/2024 06:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nhà băng ngại nói về chục nghìn tỷ cho vay hỗ trợ lãi suất 2%

14:34 | 28/01/2023

Doanh số cho vay của gói hỗ trợ lãi suất 2% mới đạt gần 30.000 tỷ đồng; dư nợ gần 23.000 tỷ đồng tính đến cuối tháng 11/2022. Có tới 67% doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn nhưng không vay gói này vì sợ nhiều thứ

Gói hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại hướng đến khách hàng có khả năng phục hồi, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực.

Để cụ thể hoá chính sách này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 hướng dẫn và có văn bản chỉ đạo các NHTM đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, triển khai ngay trong nội bộ.

Theo báo cáo mới nhất của NHNN công bố hôm 27/12/2022, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh thực hiện chính sách, như: Ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và đôn đốc các ngân hàng; tổ chức các hội nghị triển khai; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; các NHTM rà soát để nắm bắt nhu cầu, thông báo, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ, thủ tục...

“Thực tế cho thấy, chưa có một chính sách nào mà ngành ngân hàng triển khai đồng bộ với tinh thần quyết liệt và khẩn trương như chính sách hỗ trợ lãi suất này. Tuy nhiên, kết quả hỗ trợ lãi suất còn thấp, chưa như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân. Hiện nay, NHNN đã rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi Nghị định 31 và đang lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định”, NHNN cho biết.

Nhà băng ngại nói về chục nghìn tỷ cho vay hỗ trợ lãi suất 2%
Doanh nghiệp khó tiếp cận với gói tín dụng ưu đãi. Ảnh: Hoàng Hà.

Mặc dù vậy, việc triển khai lại không đạt hiệu quả bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đến cuối tháng 11/2022, doanh số cho vay của gói hỗ trợ lãi suất 2% mới chỉ đạt gần 30.000 tỷ đồng; dư nợ gần 23.000 tỷ đồng; tiền hỗ trợ lãi suất gần 78 tỷ đồng. Kết quả này không đạt như kỳ vọng, trong khi đây lại là chương trình được NHNN chỉ đạo quyết liệt trên toàn hệ thống.

“Doanh nghiệp sợ sau này, khi đánh giá khả năng phục hồi không đáp ứng được quy định tại thời điểm thanh tra, kiểm toán thì sẽ phải thu hồi. Mặt khác, họ e ngại có thể bị đánh giá là trục lợi chính sách. Thống kê, 67% doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không có nhu cầu hỗ trợ lãi suất 2%”, bà Giang nói.

Trước tình hình trên, NHNN đã kiến nghị Chính phủ hai giải pháp. Một, điều chuyển nguồn tiền sang các nhiệm vụ chi có khả năng hấp thụ tốt hơn; ví dụ, chương trình cho vay giải ngân qua ngân hàng CSXH, chương trình cho vay giải quyết việc làm. Hai, doanh nghiệp có thể tiếp cận thông qua biện pháp miễn giảm thuế.

Tại Hội nghị ngành ngân hàng diễn ra hồi tháng 10, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các Vụ, Cục thuộc NHNN phải phối hợp chỉ đạo các chi nhánh để chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát số dư tín dụng. Toàn ngành ngân hàng cần tiếp trục đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và thực hiện báo cáo đầy đủ, kịp thời các nguyên nhân từ thực tiễn khách quan.

Mặc dù chưa có một chính sách nào mà ngành ngân hàng triển khai đồng bộ với tinh thần quyết liệt và khẩn trương như chính sách hỗ trợ lãi suất này, nhưng thực tế hiệu quả lại chưa tương xứng.

PV. VietNamNet đã liên hệ với một số ngân hàng thương mại để tìm hiểu về doanh số cho vay đối với gói tín dụng ưu đãi lãi suất 2%. Tuy nhiên, các ngân hàng đều từ chối tiết lộ con số cụ thể vì “không được hoành tráng”.

Về phía các doanh nghiệp, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam - cho biết: “Theo phản ánh từ phía các doanh nghiệp thành viên, hầu như không có doanh nghiệp nào tiếp cận được gói tín dụng ưu đãi này. Theo tôi biết, các điều kiện về cho vay khiến doanh nghiệp không mặn mà với chương trình này”.

Trong khi đó, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội, lắc đầu ngao ngán: “Chủ trương đúng đắn nhưng việc thực hiện lại rất khó bởi các điều kiện kèm theo. Riêng đối với những chính sách hỗ trợ như thế này, các doanh nghiệp vận tải không hy vọng gì, vì được hỗ trợ phải tuân theo rất nhiều thủ tục, có khi còn tốn kém hơn việc không được hỗ trợ.”

Theo ông Liên, một trong những điều kiện để được hỗ trợ là không nợ thuế, kinh doanh phải có lãi hoặc hoà vốn. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp vận tải đều thua lỗ, dẫn đến kiệt quệ trong hai năm diễn ra dịch bệnh Covid-19.

“Nói thẳng là các doanh nghiệp chúng tôi không mặn mà với chính sách này. Đã nhiều lần chúng tôi gặp gỡ NHNN trung ương cũng như NHNN chi nhánh Hà Nội, nhưng không giải quyết được vấn đề. Doanh nghiệp phải tự cứu mình chứ không thể ngồi đợi nhà nước hỗ trợ”, ông Bùi Danh Liên nói.

Theo Tuân Nguyễn/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load