Thứ ba 08/10/2024 12:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Nguy hiểm chết người từ lò vi sóng

22:40 | 08/03/2015

(Xây dựng) - Lò vi sóng có những tác dụng phổ biến như hâm nóng siêu tốc, giúp chị em nội trợ trong nhiều công đoạn chế biến thức ăn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, lò vi sóng cũng có thể phá hủy hàng loạt dưỡng chất trong đồ ăn, làm biến dạng các chất, đồng thời tạo thêm nhiều chất độc hại…

Sau đây là những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng lò vi sóng mà chúng ta cần biết đến: 


Lò vi sóng mang lại nhiều nguy hiểm tiềm ẩn (ảnh minh họa).

Phá hủy dưỡng chất

Một nghiên cứu do nhóm tác giả Tây Ban Nha công bố trên Tạp chí Science & Agriculture cho thấy rằng, khi nấu bông cải xanh bằng lò vi sóng với một ít nước, có đến 97% các hoạt chất chống oxi hóa bị mất đi. So sánh với phương pháp hấp trong hơi, thì chỉ khoảng 11% lượng chất này bị mất đi. Một số hợp chất của phenol và glucosinates cũng bị giảm đi.

Nhiều kết quả khác cũng được công bố. Khi nấu măng tây bằng lò vi sóng, lượng vitamin C mất đi đáng kể. Đối với tỏi, chỉ cần 60 giây cũng đủ để làm mất hoạt tính của toàn bộ allinase vốn là hoạt chất quan trọng có tác dụng chống ung thư của tỏi. Nếu quay trong vòng 6 phút thì có đến 30-40% % lượng vitamin B12 trong sữa trở nên mất hoạt tính, không còn tác dụng.

Việc hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng cũng sẽ nhanh chóng phá hủy các chất vốn có chức năng giúp chống lại bệnh tật, ví dụ làm mất hoạt tính của lysozyme, diệt kháng thể, làm cho sữa nhanh bị hỏng do vi khuẩn tấn công. Không chỉ vậy, nó còn làm biến đổi cấu trúc của protein, biến đổi một số axit amin thành dạng không có tác dụng. Một số axit amin bị hỏng này có thể gây hại cho hệ thần kinh và thận.

Ngoài ra, khi dùng lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm được đựng hoặc bọc trong các bao bì giấy, màng nhựa, hộp nhựa như thường gặp, thì rủi ro là rất cao. Sức nóng khủng khiếp do vi sóng sẽ giải phóng nhiều loại chất độc có sẵn (hoặc vừa mới tạo ra) trong giấy, nhựa, sau đó phát tán vào trong đồ ăn. Các chất độc nổi tiếng mà bạn vẫn hay nghe nhắc đến là BPA (bis phenol A). Ngoài ra còn có polyethylene terpthalate (PET), benzene, toluene, xylene, các dioxin…, toàn là hóa chất độc hại cho cơ thể.

Có khả năng gây ung thư

Các nhà nghiên cứu LB Nga đã tìm thấy các chất gây ung thư được tạo ra trong gần như tất cả thực phẩm nấu bằng lò vi sóng. Khi nấu sữa và ngũ cốc, nó cũng chuyển một số axit amin thành các hợp chất có khả năng gây ung thư. Quay thịt đã chế biến trong lò vi sóng tạo ra các tác nhân gây ung thư gây ung thư d-Nitrosodienthanolamines.

Rã đông hoa quả bằng lò vi sóng sẽ chuyển các chất glucoside và galactoside thành các chất gây ung thư. Nếu là rau sống, nấu chín hoặc đông lạnh cũng sẽ biến đổi các hợp chất alkaloid thành chất gây ung thư. Cũng có thể tạo ra các gốc tự do gây ung thư đặc biệt nếu đó là các loại củ.

Sự phá hủy cấu trúc các hoạt chất dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Điều này đã được ghi nhận ở 60 - 90% các loại thực phẩm đã thí nghiệm, trong đó giảm đáng kể hoạt tính của các vitamin nhóm B, vitamin C và E, các chất khoáng quan trọng và các lipotropics (các chất ngăn chặn sự tích lũy béo một cách bất thường).

Rò rỉ bức xạ

Đối với các lò vi sóng kiểu mới và tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chất lượng thì có lẽ nguy cơ này sẽ nhỏ, tuy nhiên với lò vi sóng cũ, hoặc có lỗi thì cũng thật đáng ngại. Khi các mô của người tiếp xúc trực tiếp với lò vi sóng, các biến dạng và có thể gây ra “bệnh lò vi sóng”, với một số các biểu hiện như: Mất ngủ, ra mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ; Nhức đầu và chóng mặt; sưng hạch bạch huyết và hệ thống miễn dịch suy yếu; nhận thức kém; trầm cảm và dễ bị kích động; buồn nôn và chán ăn; tầm nhìn và mắt có vấn đề; đi tiểu thường xuyên và rát.

Nhiều nghiên cứu mới đây khẳng định vi sóng còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Không hẳn lúc nào bạn cũng có thể biết được các bức xạ có rò rỉ hay không, do vậy, cho dù lò vi sóng của bạn tốt đến đâu thì cũng nên tránh xa nó khi đang hoạt động, nhất là với phụ nữ có thai và trẻ em.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load