Thứ ba 17/09/2024 04:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nguy cơ điện gió, chưa ra hàng đã đối mặt cảnh báo đáng sợ

09:21 | 25/03/2021

Chung số phận với điện mặt trời, dự kiến nguồn điện gió vào vận hành thời gian tới cũng sẽ đối mặt tình trạng sản xuất ra không bán được hết. Lý do là "thừa điện trầm trọng" ở một số thời điểm.

Nguồn tin của PV.VietNamNet cho biết, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương về tình hình phát triển điện gió tại Việt Nam.

Đến thời điểm hiện nay, EVN đã ký hợp đồng mua bán điện với 113 dự án điện gió với tổng công suất là 6.038MW.

nguy co dien gio chua ra hang da doi mat canh bao dang so
Điện gió cũng đối mặt khả năng bị giảm phát. Ảnh: Lương Bằng

Số dự án đã vào vận hành thương mại là 12 dự án với tổng công suất là 582MW.

Số dự án tiếp tục vào vận hành thương mại trước 31/10/2021 là 87 dự án với tổng công suất là 4.432MW.

Số dự án không thể vận hành thương mại trước 31/12/2021 là 14 dự án với tổng công suất là 1.024MW.

EVN cho biết: Trong thời gian tới, theo yêu cầu cắt điện đường dây 500kV Nho Quan – Hà Tĩnh để đấu nối nhà máy điện Nghi Sơn 2 và tiếp tục cắt điện đường dây 500kV, 220kV nằm trong tổng thể cắt điện đấu nối mạch 3 đường dây 500kV, sẽ tiếp tục phải thực hiện tiết giảm các nguồn năng lượng tái tạo.

Về tổng quan, giai đoạn mùa lũ và cuối năm 2021, hiện tượng thừa nguồn điện sẽ tiếp tục xuất hiện khi nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt vào các dịp lễ, Tết. Từ tháng 10-12, khi các nguồn điện gió vào vận hành đủ, đồng thời với giai đoạn mùa lũ miền Trung – Nam, lượng công suất thừa có thể lớn hơn với thời gian dài hơn.

Giai đoạn tháng 7-9/2021, EVN cho biết đây là thời kỳ lũ chính vụ miền Bắc, thực hiện khai thác cao thủy điện và tối thiểu nhiệt điện than theo yêu cầu kỹ thuật, hệ thống điện miền Bắc có thể cân đối được nguồn, truyền tải Trung – Bắc duy trì ở mức thấp.

“Điều này làm cho nguy cơ thừa nguồn toàn hệ thống trở nên trầm trọng hơn. Mức cắt giảm năng lượng tái tạo có thể lên tới 3000/6.500MW vào thời điểm thấp điểm trưa của ngày thường hoặc cuối tuần. Sản lượng năng lượng tái tạo cắt dự kiến trong mỗi tháng là hơn 180 triệu kWh.

Giai đoạn tháng 10-12/2021, EVN cho biết đây là thời kỳ mùa lũ chính vụ miền Trung và Nam, khai thác cao thủy điện nên mức cắt giảm năng lượng tái tạo do quá giới hạn truyền tải 500kV cùng với thừa nguồn điện trên hệ thống trong ngày thường hoặc chủ nhật có thể đạt 6.800MW/10.800MW. Sản lượng năng lượng tái tạo cắt dự kiến trong mỗi tháng là 350-400 triệu kWh.

“Trường hợp có thểm nguồn năng lượng tái tạo vào vận hành sớm hơn so với tiến độ dự kiến hoặc các thủy điện đồng loạt xả, lượng năng lượng tái tạo bị cắt giảm còn có thể cao hơn”, EVN lưu ý.

Theo Lương Bằng/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

    (Xây dựng) - Để nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản 2838/SXD-QLHĐXD về hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng.

    14:08 | 16/09/2024
  • Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh, quy hoạch xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

    14:04 | 16/09/2024
  • Kon Tum điều chỉnh nguồn vốn để tăng cường tỷ lệ giải ngân đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh các biện pháp để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra cho đến cuối năm 2024. Trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp, UBND tỉnh đã yêu cầu điều chuyển nguồn vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn.

    10:42 | 16/09/2024
  • Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được ủy quyền phê duyệt quyết toán các dự án nhóm B, nhóm C

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công đối với các dự án nhóm B, nhóm C.

    10:40 | 16/09/2024
  • Tài chính xanh cho phát triển bền vững

    Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Việt Nam cần xây dựng và triển khai toàn diện các định hướng, giải pháp tài chính xanh để đổi mới mô hình tăng trưởng.

    08:59 | 16/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

    21:32 | 15/09/2024
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

    14:07 | 15/09/2024
  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

    13:59 | 15/09/2024
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

    09:19 | 15/09/2024
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

    09:02 | 15/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load