Thứ năm 16/01/2025 12:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ngôi làng giữ vẻ đẹp nguyên sơ của người Bahnar

09:29 | 04/05/2013

Có một ngôi làng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, vẫn giữ vẹn nguyên kiến trúc nguyên bản của dân tộc Bahnar. Đó là làng Kon Sơ Lăl ở xã Hà Tây huyện Chư Pah (Gia Lai). Hiện nay ngôi làng chỉ còn người già sinh sống và đang dần bị quên lãng...


Ngôi nhà rông vẫn đứng vững với thời gian

Vượt qua một con dốc đất đỏ, ngôi làng Kon Sơ Lăl với kiến trúc “làng tròn” truyền thống của người Bahna nằm trên một quả đồi bằng phẳng. Nhìn từ xa ngôi nhà rông màu xám nhọn hoắt đâm thẳng lên bầu trời trong xanh, bao quanh là hơn 50 ngôi nhà sàn lúp nhúp như những cây nấm mọc thành đám sau trận mưa rào.


Trong làng chỉ còn những người già ở lại canh giữ

Lại gần, ngôi nhà rông to rộng, được xây đựng từ những cây gỗ trắc quý hiếm to bằng vòng tay của một người ôm, anh Piên (người dân tộc Bahnar vùng này chỉ có tên, không có họ) - phó chủ tịch UBND xã Hà Tây phải thốt lên rằng: “Đây là ngôi nhà rông lớn nhất của xã Hà Tây này, được làm hoàn toàn thủ công và không dùng bất cứ một cây đinh nào”.


Bên vò rượu cần, những người canh giữ ngôi làng cùng “hoài niệm” về một thời xa vắng

Ngôi nhà rông được những trai tráng trong làng lên rừng chọn những cây gỗ trắc tốt chặt mang về dựng từ năm 1988. Bên trong ngôi nhà rông là hàng dài gồm những cây gỗ trắc to lớn được liên kết với nhau được bằng những mấu chốt, và dây mây rừng. Trước của nhà rông là chiếc cầu thang được đẽo bằng thân cây gỗ, tuy khá cũ những vẫn còn chắc chắn,tựa vào cầu thang hai bên là hai bức tượng nhà mồ được đẽo một cách tinh xảo, đặt uy nghiêm.


Những cây khế, me trĩu quả không có người hái

Bao quanh ngôi nhà rông là những ngôi nhà sàn vách đất đỏ trộn rơm khô dài cả 10cm, mái được lợp bằng tranh dày cả gang tay. Ngay đối diện với ngôi nhà rông là ngôi nhà sàn thờ chung của cả làng, ngôi nhà được thiết kế với những họa tiết hoa băn độc đáo trên các xà, hoành, ngay cả phần “ban công” cũng được thiết kế cầu kỳ với kiểu hàng rào chắn hình những bong được làm bằng gỗ.




Vách nhà được làm từ đất trộn rơm khô vẫn đỏ tươi

Trước cửa nhà rông là một khoảng đất trống mà theo lời anh Piên thì đây là nơi từng tổ chức lễ hội cho cả làng, ngày lễ mừng lúa mới hay những lễ hội cộng đồng của cả làng đều tổ chức ở đây, “ngày ấy mỗi mùa lễ hội, các thiếu nữ từng múa những điều xòe duyên dáng, còn các chàng trai đánh cồng chiên vang cả núi rừng”.




Lợn, dê thoải mái nằm ngủ, kiếm ăn

Một ngôi làng hoang sơ hầu như chưa có bất cứ sự “xâm lấn” nào của nền văn minh hiện đại. Đâu đó trong các buổi chiều những người phụ nữ vẫn “tắm tiên” bên các gọt nước giữa làng. Anh Piên cho biết: “Mấy năm trước, vì biết ngôi làng có nhiều ngôi nhà làm bằng gỗ trắc quý, nên người kinh từ ngoài vào gạ chúng tôi đổi nhà sàn này lấy nhà xây nhưng làng chúng tôi nhất quyết không chịu”.


Ngôi nhà thờ chung của cả làng giờ bỏ hoang lạnh

Năm 2002 để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con người Bahnar làm ăn, sinh sống, tiếp cận với đời sống văn hóa một cách dễ dàng hơn, chính quyền huyện đã hỗ trợ kinh phí di dời toàn bộ làng Kon Sơ Lăl về gần trung tâm xã lập lên làng Kon Sơ Lăl mới, với những ngôi nhà xây bằng gạch kiên cố, ngói đỏ khang trang.


Bên trong ngôi nhà rông

Từ đó bỏ lại ngôi làng Kon Sơ Lăl cũ này. Hầu như tất cả mọi người đã chuyển về ngôi làng mới, chỉ còn một số cụ già như box Chil, box Chênh, box Hnink …lưu luyến với nơi “chôn rau cắt rốn” không lỡ dời đi, nên tình nguyện ở lại chăm sóc và canh giữ ngôi làng.

Ngồi quây quần bên ghè rượu cần, các Box thay nhau kể về ngôi làng, về cuộc sống của những người làng mình trước đây. Box Hnink dù đã hơn 70 tuổi những vẫn nhút nhát khi có mặt người lạ , Box không kể mà chỉ ngồi nghe, cười, tới lượt thì uống hết từng cang (dụng cụ đo rượu phải uống trong ghè).

Anh Piên chia sẻ: “Thỉnh thoảnh mỗi lần nhớ làng, anh em tìm về đây, như để tìm về một nơi thanh tịnh, tạm quên đi cuộc sống xô bồ bên ngoài, có hôm mải vui ngủ lại nhà rông như thời còn trai trẻ”.

Theo Dantri

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Điện Biên: Tiếp tục phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

    (Xây dựng) – Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tạo nên những thành tựu phát triển trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ của tỉnh; đạt được nhiều kết quả mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

  • Trao giải Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị phối hợp với Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức Chương trình tổng kết và trao các giải thưởng Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân, đây là một trong những hoạt động văn hóa – chính trị chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

  • Hà Nội: Hòa nhạc ánh sáng 2025 – hòa cùng không gian văn hóa đặc biệt Hồ Tây

    (Xây dựng) - Sáng 15/1, Báo Nhân Dân và UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ công bố chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Văn Miếu Bắc Ninh: Biểu tượng truyền thống hiếu học vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Văn Miếu Bắc Ninh là nơi tôn thờ những vị tiên hiền, tiên triết và các danh nhân khoa bảng của quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, địa phương đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa thời phong kiến. Đây có giá trị lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

  • Bắc Giang: Khai quật gần 1.300 hiện vật tại chùa Hoành Mô

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới đây tại đợt khai quật địa điểm chùa Hoành Mô (thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đã phát hiện gần 1.300 di vật, trải dài từ thời Trần cho đến thời Nguyễn.

  • Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 “Bóng tình”

    (Xây dựng) – Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề “Bóng tình” với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Xem thêm
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

    16:30 | 12/01/2025
  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

    21:16 | 10/01/2025
  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

    19:25 | 09/01/2025
  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

    08:58 | 09/01/2025
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load