Thứ tư 18/09/2024 00:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

NGND Lê Đăng Thực qua đời sát giờ được vinh danh tại Cánh diều 2015

16:09 | 21/04/2016

Theo NSND Khải Hưng, Nhà giáo Nhân dân – Đạo diễn Lê Đăng Thực đã từ trần hồi 12h20 ngày 20/4 tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TW, hưởng thọ 86 tuổi. Ông từ trần khi chưa đầy 10 tiếng nữa là tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ được nhắc đến trong phần vinh danh của lễ trao giải Cánh diều 2015.

Tối qua (20/4), ở phần đầu của lễ trao giải Cánh diều 2015 đã diễn ra lễ tôn vinh 2 tên tuổi gạo cội của điện ảnh Cách mạng Việt Nam là nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ (Nhà biên kịch đầu tiên ở Việt Nam đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh) và Nhà giáo Nhân dân Lê Đăng Thực, Nhà giáo Nhân dân (NGND) đầu tiên trong ngành điện ảnh. Tuy nhiên, chỉ có nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ lên sân khấu còn NGND Lê Đăng Thực đã không thể tới được...


Chân dung nhà giáo Lê Đăng Thực.

Tuy nhiên, theo NSND Khải Hưng thì ông đã từ trần hồi 12h20 ngày 20/4 tại Bệnh viện 198 Bộ Công An, tức là qua đời đúng vào ngày ông được vinh danh tại Cánh diều 2015.

Ông Lê Đăng Thực quê gốc ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (trước đây thuộc tỉnh Phúc Yên) nhưng Lê Đăng Thực lại được sinh ra ở thị xã Yên Bái. Năm 1946, ông theo gia đình chuyển lên thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Ở đó, Lê Đăng Thực tham gia hoạt động thiếu nhi và được cử làm đội trưởng Đội thiếu nhi toàn thị trấn, để rồi từ đó, thoát ly gia đình, tham gia Đội tuyên truyền xung phong tỉnh Lào Cai, hoạt động văn nghệ tuyên truyền kháng chiến, sau chuyển về Tiểu đoàn biên phòng (bộ đội địa phương) tỉnh, làm văn thư, liên lạc của tiểu đoàn bộ.


NGND Lê Đăng Thực (cà vạt đỏ) trong ngày nhận danh hiệu NGND năm 1997 tại Hà Nội. Ảnh: TL.

Ông là một trong số những đạo diễn đầu tiên được đào tạo tại Liên Xô. Dù không thành công ở lĩnh vực đạo diễn, sau này ông gắn bó với công tác nghiên cứu lý luận điện ảnh, dịch thuật và đặc biệt là công tác giảng dạy. Nhà giáo Lê Đăng Thực từng đảm trách cương vị Hiệu trưởng trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh. Ông cũng là một trong những người đầu tiên trong ngành điện ảnh được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Với các thế hệ sinh viên, ông là người thầy giỏi, tận tụy, yêu thương học trò.

Ông đồng thời cũng là người từng giảng dạy cho các đạo diễn nổi tiếng của Việt Nam như: NSND - đạo diễn Khải Hưng, NSƯT - đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, NSND Đào Bá Sơn, NSND Bùi Cường, NSND Minh Châu, NSƯT - đạo diễn Quốc Trọng …


Nhà giáo Lê Đăng Thực bên các thế hệ học trò trong sinh nhật tuổi 85. Ảnh: ND.

Vào trung tuần tháng 11/2015, sau khi GS.TS-NSND Đình Quang, Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sân khấu - Điện ảnh qua đời, NGND Lê Đăng Thực muốn tổ chức một “cuộc chia tay sớm” với học trò của mình. Ông dự định sau cuộc gặp gỡ này, sẽ sang Đức thăm con trai và điều trị bệnh ung thư tại đây. Cuộc gặp gỡ dự kiến khoảng 80 người, nhưng giờ cuối đã lên tới đến con số 250 người tham dự.


Nhà giáo Lê Đăng Thực đón 20/11 trong bệnh viên vào năm ngoái. Ảnh: TL.

NSND Khải Hưng tiết lộ, hồi xưa ông hay gọi thầy Lê Đăng Thực là thầy “Lê Đăng Ngược” vì thầy luôn khuyến khích học trò phải phản biện, còn đạo diễn Quốc Trọng cho biết, từ khi bắt đầu làm nghề đến giờ ông vẫn nhớ lời khuyên của thầy “Cậu đừng làm cái giống mọi người, hãy làm cái của mình và khác mọi người”.

Tang lễ của NGND Lê Đăng Thực sẽ được cử hành vào hồi 13h45 - 15h ngày 22/4 tức ngày 16/3 năm Bính Thân tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Ông sẽ được
an táng tại Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.

Theo Hà Tùng Long/Dantri.com.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load