Thứ hai 14/10/2024 08:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nghĩ về năng lực cạnh tranh quốc gia

20:09 | 05/03/2015

(Xây dựng) - Thời gian gần đây, cụm từ “năng lực cạnh tranh quốc gia” đang trở thành quen thuộc với nhiều người bởi “vỡ” ra rằng, một quốc gia khi đã chấp nhận hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì đó là yếu tố sống còn của nền kinh tế quốc gia đó.

Với Việt Nam, điều đó đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi TS Đặng Quang Vinh (VCCI) cho biết, trong những năm qua, các thước đo quốc tế về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đều cho kết quả xấu. Theo Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu 2013/2014 (Global Competitiveness Index) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Việt Nam xếp vị trí thứ 70 trên 148 quốc gia, cao hơn so với năm 2012/2013 (75/144) nhưng lại thấp hơn nhiều so với năm 2010/2011 (59/144) và năm 2011/2012 (65/144). Riêng về Thể chế kinh tế, Việt Nam xếp thứ 98 trong năm 2013/2014, tụt 9 bậc so với vị trí 89 trong năm 2012/2013. Chỉ số Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2013 xếp Việt Nam ở vị trí 99, tụt 9 bậc so với năm 2012.

Tại phiên họp mới đây của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng, phải làm đồng bộ, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, phấn đấu ngang bằng như các nước ASEAN 6, thậm chí là ASEAN 4. Thủ tướng nhấn mạnh “Đất nước đã hội nhập sâu rộng, thực hiện cơ chế thị trường ngày càng đầy đủ, vấn đề môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia có ý nghĩa quyết định cho tăng trưởng bền vững, cho cạnh tranh hiệu quả”.

Như vậy là môi trường tư duy theo kiểu “đẹp thì phô ra, xấu xa thì đậy lại”, “đóng cửa bảo nhau”, “mẹ hát con khen hay”… ngày càng không còn đất tồn tại trong nền kinh tế hội nhập. Cách so sánh “ngoái về quá khứ” đã và đang dần nhường chỗ cho việc so sánh “nhìn sang ngang” với quốc gia láng giềng, “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly”.

Nói như thế không có nghĩa Việt Nam đang quá thất thế trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát của VCCI, so với các nền kinh tế khác trong khu vực, Việt Nam được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao hơn về: rủi ro thu giữ tài sản;  ổn định chính sách; khả năng tham gia hoạch định chính sách; mức thuế thấp...

Cho dù vậy, ai cũng biết rằng con đường đầy chông gai vẫn đang ở phía trước.

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load