Thứ ba 23/04/2024 15:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nghĩ về "lựa chọn khó khăn nhưng không có cách nào khác" của Thủ tướng

10:04 | 06/07/2021

Cuộc sống nhiều khi không cho ta chọn điều tốt nhất mà chỉ cho ta được chọn điều ít xấu hơn và đó là một thực tế.

nghi ve lua chon kho khan nhung khong co cach nao khac cua thu tuong

Chiều 2.7, tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021, Thủ tướng đã bày tỏ như trên.

Nhìn lại gần 2 năm kiên cường "chống dịch như chống giặc", chúng ta đã từng có những thành công to lớn. Song gần đây, dịch bệnh đã và đang bùng phát trở lại. Dù vẫn trên tinh thần "chống dịch như chống giặc" nhưng vẫn phải phát triển kinh tế và dẫu rất khó khăn, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác.

Lý do, nền kinh tế thị trường Việt Nam còn non trẻ, tiềm lực kinh tế còn hạn hẹp không cho phép chúng ta dừng lại bởi "dừng lại là tụt hậu", dừng lại là bỏ lỡ cơ hội vượt lên.

Nguồn tài chính eo hẹp lại phải dành dụm để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo vệ Tổ quốc và nhiều nguồn chi khác. Chúng ta không dư dả để cấp cho mỗi công dân một cục tiền như một số nước giàu có đã làm. Nếu tập trung toàn lực, kể cả chấp nhận trì trệ về kinh tế, cuộc sống của người lao động đã và đang rất khó khăn như câu nói trong dư luận xã hội gần đây: "Chưa kịp chết vì dịch thì đã chết vì nghèo đói".

Có thể có câu hỏi đặt ra, tại sao không thực hiện giãn cách xã hội như chúng ta đã từng làm? Đây là câu hỏi không phải không có cơ sở nhưng nếu nhìn lại diễn biến toàn cục, không khó nhận thấy quyết định giãn cách tại thời điểm đó là hợp lý, còn bây giờ thì không.

Lý do thứ nhất là bởi khi đó, cả thế giới còn khá mơ hồ về đại dịch này. Đã có không ít nhận định covid 19 sẽ hoàn toàn biến mất vào thời điểm mùa hè 2020. Ngay cả chính phủ nhiều quốc gia cũng chưa lường hết hậu quả nguy hiểm của nó thì Việt Nam đã có những hành động quyết liệt.

Lý do thứ hai rất quan trọng, thời điểm đó chưa có vắc xin xin phòng bệnh.

Lý do thứ ba, thời điểm đầu dịch, kinh tế mỗi gia đình còn khá sung sức, ít ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và quan trọng, chúng ta đã thành công, tạo uy tín lớn với thế giới.

Hiện nay, tuy diễn biến covid 19 vẫn còn rất phức tạp, song điều quan trọng nhất là Việt Nam đã chuẩn bị đủ nguồn vắc xin tiêm chủng 2 lần cho 70% dân số (khoảng 150 triệu liều). Trong khi đó, yêu cầu phát triển kinh tế đang đòi hỏi cũng rất cao. Dù cố gắng hết sức, Chính phủ đã chi khoảng gần 90 ngàn tỉ (62 ngàn + 26 ngàn mới đây) hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, song đời sống người lao động đang rất nan giải bởi gần 2 năm qua, công việc phập phù lúc có, lúc không.

Một trong những minh chứng thành công cho sự lựa chọn khó khăn này là Bắc Ninh, Bắc Giang, các địa phương từng là tâm điểm của đại dịch nhưng nhờ những chủ trương đúng đắn của Chính phủ, hỗ trợ của các bộ, ngành cộng với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, đặc biệt là quyết tâm của người dân, thành tựu kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 của Bắc Ninh, Bắc Giang rất đáng ghi nhận.

Tóm lại, đây là lựa chọn "rất khó khăn nhưng không có cách nào khác" nên tất cả phải hành động trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân để thực hiện bằng được mục tiêu kép, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, văn hóa, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trong bối cảnh hiện nay, coi sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết… như yêu cầu Thủ tướng Phạm Minh Chính,

Xin một lần nữa nhắc lại, đây là quyết định táo bạo, dũng cảm và đúng đắn. Cuộc sống nhiều khi không cho ta chọn điều tốt nhất mà chỉ cho ta được chọn điều ít xấu hơn và đó là một thực tế.

Theo Bùi Hoàng Tám/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load