Thứ bảy 25/01/2025 20:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Nghị định số 70/2012/NĐ-CP: Siết chặt việc tự ý tu bổ di tích!

15:00 | 09/05/2013

Thời gian qua công tác quản lý việc tu tổ, duy tu di tích, các công trình được xếp hạng mắc phải nhiều bất cập. Một trong những điểm “yếu” trong công tác quản lý di tích hiện vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm” để rồi sau đó nếu có sai thì lại sửa. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 70/2012/NĐ-CP quy định thầm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.


Việc chùa Trăm Gian đã được “đập đi xây mới”
vừa qua đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ dư luận.

Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 40.000 di tích văn hóa được kiểm kê, 23 di tích được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia cấp đặc biệt, trên 6.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tuy nhiên thời gian qua, việc tu bổ, tôn tạo di tích đã cứu không ít di tích có giá trị văn hóa, lịch sử thoát khỏi nguy cơ thành phế tích. Song trước sự việc hàng loạt di tích bị “trùng tu”, “tôn tạo” theo kiểu “đập đi xây mới” đã khiến dư luận bức xúc, đặt dấu hỏi cho việc bảo tồn di sản tại Việt Nam. Việc ban hành Nghị định của Chính phủ được coi là giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng tự ý tu bổ, làm hỏng di tích đã và đang xảy ra thời gian vừa qua, đồng thời tạo ra một khung pháp lý hỗ trợ hữu hiệu việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn cả nước.

Theo Nghị định thì, việc quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải được lập, phê duyệt với định hướng lâu dài từ 10 năm đến 20 năm để làm cơ sở cho các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, đồng thời phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn bảo vệ di tích và tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Theo đó, những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, phê duyệt quy  hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bao gồm: Tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, di sản văn hóa, các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các quy định pháp luật khác có liên quan; Phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi khu vực quy hoạch, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển trong khu vực.

Ngoài ra, Nghị định cũng đã quy định rõ, những dự án tu bổ di tích phải qua quá trình lập, thẩm định, phê duyệt gồm 6 bước: Xin chủ trương lập dự án tu bổ di tích; Khảo sát, thu thập tài liệu về di tích và những vấn đề liên quan đến di tích; Lập dự án tu bổ di tích; Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân về dự án tu bổ di tích; Thẩm định và phê duyệt dự án tu bổ di tích; Công bố công khai dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt tại địa phương có di tích.

KTS.Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn Di tích cho rằng: Ở Việt Nam hiện nay, cùng với việc bảo tồn, tu bổ di tích, trào lưu tôn tạo, xây mới các khu di tích đang diễn ra khá phổ biến và rầm rộ. Cũng theo ông Vinh, hầu như tất cả các dự án tu bổ di tích đều có phần việc tôn tạo, xây mới. Nhưng ngoài những kết quả tốt, có những di tích bị sai lệch, thay đổi và làm mất giá trị do xây mới tùy tiện như ở khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa), đình Kim Liên, chùa Trấn Quốc (Hà Nội), nhất là chùa Trăm Gian mới đây.

Với những quy định rõ ràng, cụ thể của Nghị định này, hy vọng hoạt động tu bổ di tích sẽ từng bước đi vào nề nếp và tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng tu bổ di tích, đồng thời góp phần hạn chế tối đa tình trạng tu bổ, phục hồi di tích một cách tràn lan như hiện nay.

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc: Hiện Hà Nội có 5.175 di tích lịch sử văn hóa. Thành phố trực tiếp quản lý 12 di tích tiêu biểu. Điển hình là Thành cổ Hà Nội, Khu di tích Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc- Hà Đông... Các quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn quản lý các di tích còn lại. Trong quá trình triển khai vẫn còn một số bất cập, do thông tin liên lạc giữa các cấp đôi lúc thiếu thông suốt, hệ thống văn bản pháp quy chưa được các ngành liên quan nghiên cứu kỹ.

Vũ Chiến

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm 2 quận liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm

    (Xây dựng) - Liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của UBND quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

  • Bình Định: Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép

    (Xây dựng) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bình Định) đã tiến hành Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép tại Công ty TNHH Đắc Tài có trụ sở tại thôn Thủ Thiện Thuận, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Đây là vụ án khai thác trái phép khoáng sản (cát) lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

  • Nhiều cá nhân và tập thể bị kỷ luật tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Gia Lai đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhiều cá nhân và tập thể thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai và nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đăk Đoa do các sai phạm trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

  • Nghệ An: Vi phạm quy định phòng cháy, Công ty Trung Đô bị xử phạt 80 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt 80 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Đô (Công ty Trung Đô) do đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

  • Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế

    (Xây dựng) - Ngày 18/1, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế để điều tra, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

  • Gia Lai: Hơn 2,7 tỷ đồng sai phạm tại huyện Chư Prông phải thu hồi

    (Xây dựng) - Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa công bố Kết luận Thanh tra, yêu cầu thu hồi số tiền hơn 2,7 tỷ đồng do sai phạm tại các cơ quan trực thuộc UBND huyện Chư Prông. Kết luận này nêu rõ những hạn chế trong quản lý tài chính và đầu tư xây dựng tại địa phương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load